Đau lưng cấp tính là gì

Đau lưng cấp tính chỉ xuất hiện và tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng đủ để “ám ảnh” bạn suốt đời. Điều đáng lo ngại là cơn đau lưng bộc phát này có thể là tín hiệu cho biết cột sống và đĩa đệm của bạn đang gặp vấn đề trầm trọng. Vì vậy, bạn cần biết đau lưng cấp tính là gì để có biện pháp phòng ngừa và điều trị.

1. Đau lưng cấp tính là gì?

Đau thắt lưng cấp tính là “cơn đau nằm vùng” bởi thường xuất hiện từ vùng cạnh dưới sườn đến lằn mông mà vị trí “cắm chốt” là thắt lưng. Tuy nhiên, đau lưng cấp cũng có thể lan tỏa xuống một hoặc cả hai chân.
Khác với đau lưng mạn tính (kéo dài liên tục trên 3 tháng), đau lưng cấp diễn ra trong khoảng 6 – 12 tuần. Thế nhưng, có trường hợp chỉ đau một vài ngày và lại có trường hợp cần vài tháng để các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Dựa vào thời gian bắt đầu, phát triển và kết thúc cơn đau để phân loại đau lưng cấp tính và đau lưng mạn tính.

2. Dấu hiệu nhận biết đau lưng cấp tính

Đau nhói thắt lưng, đau âm ỉ dọc cột sống (tập trung ở vùng hạ sườn đến lằn mông)
Căng cứng khối cơ ở lưng, đùi và vai cổ
Một số hoạt động gặp khó khăn như lái xe, đứng ngồi lâu, mang vác vật nặng
Hay đau về đêm nên gây mất ngủ triền miên
Cúi, ngửa hay xoay người đều đau

3. Nguyên nhân gây đau lưng cấp tính

Đau thắt lưng cấp tính không thể quy cho một nguyên nhân xác định nào cả. Cơn đau lưng cấp có thể được kích hoạt bởi các căng thẳng lên cột sống và thắt lưng trong khi tập thể dục hay đang thực hiện những hoạt động hàng ngày.
Chuyên gia xương khớp cũng đã tập hợp được nhóm nguy cơ khiến cơn đau lưng cấp tính bùng phát:
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Loãng xương, viêm khớp, nhiễm trùng, khối u…
  • Vận động hoặc làm việc quá sức
  • Chấn thương do tai nạn, ngã, va chạm mạnh khi chơi thể thao
  • Tư thế làm việc (bất động cột sống) ngồi hoặc đứng một chỗ nhiều giờ đồng hồ
  • Thay đổi chuyển động đột ngột khiến cột sống và đĩa đệm bị lệch.

4. Cách chăm sóc đau lưng cấp tính

4.1. Nghỉ ngơi

Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột hay đau nghiêm trọng ảnh hưởng tới sinh hoạt, bạn nên dừng ngay mọi hoạt động và nghỉ ngơi tại chỗ. Biện pháp này giúp làm dịu cơn đau bằng việc giảm áp lực lên cột sống và các mô mềm cạnh sống. Ngoài ra, nghỉ ngơi còn giúp cơ thể thư giãn, cải thiện tình trạng căng cơ, qua đó giảm đau hiệu quả.

4.2. Châm cứu

Đây là liệu pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị đau lưng cấp. Bác sĩ sẽ sử dụng những chiếc kim nhỏ tác động lên các huyệt đạo tương ứng.
Qua đó, người bệnh sẽ được thư giãn cơ thể và giảm đau hiệu quả.

4.3. Tập thể dục

Người bệnh được khuyên tập thể dục khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày. Bạn có thể tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội hay thực hiện các bài tập giãn cơ đơn giản tại nhà. Vận động cơ thể với cường độ phù hợp sẽ giúp giải nén dây thần kinh, giúp máu lưu thông tốt hơn, thư giãn cơ, gia tăng sức chịu đựng và độ linh hoạt cho xương khớp. Qua đó, người bệnh sẽ bớt đau, cải thiện khả năng vận động.

4.4. Chườm ấm

Nhiệt độ cao có thể giúp làm ấm và thư giãn cơ lưng, cột sống và dây thần kinh, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, qua đó giúp cải thiện tình trạng căng cơ, đau lưng và khôi phục tầm vận động cho người bệnh. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp giảm viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương xương khớp của cơ thể. Bạn có thể tham khảo những cách chườm ấm dưới đây:
  • Sử dụng chai thủy tinh chứa nước ấm khoảng 70°C (có thể lấy khăn bọc quanh vỏ chai) rồi chườm và lăn trên khu vực lưng bị đau.
  • Sử dụng túi chườm ấm lên khu vực lưng bị đau.
  • Tựa lưng lên miếng đệm ấm để thư giãn, giảm đau và cải thiện tình trạng căng cơ.
Lưu ý thực hiện chườm ấm khoảng 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần khoảng 20 phút. Bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày.

4.5. Chườm lạnh

Biện pháp này phát huy hiệu quả cao nhất trong 72 giờ đầu giúp giảm sưng đau đối với những cơn đau lưng khởi phát sau chấn thương. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm hay sử dụng một chiếc khăn bọc đá lại rồi chườm lại vị trí đau khoảng 3 lần/ngày. Mỗi lần từ 15 – 20 phút. Lưu ý không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da.

4.6. Massage

Lực tác động từ bàn tay lên lưng có thể giúp người bệnh lưu thông kinh mạch, khí huyết, thư giãn cột sống, cơ và các dây thần kinh, qua đó chữa lành các tổn thương và cải thiện tình trạng đau nhức ở lưng. Massage phù hợp cho người bệnh đau lưng do làm việc quá sức, ngồi sai tư thế, căng cơ.

4.7. Kiểm soát tốt cân nặng

Đây là biện pháp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau lưng cấp hiệu quả. Vì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, hạn chế tổn thương tiến triển. Để kiểm soát cân nặng, người bệnh nên quản lý nghiêm ngặt chế độ ăn uống. Hằng ngày, bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại hạt và trái cây, uống nhiều nước; tránh xa các món chế biến nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp…

4.8 Bổ sung thêm xương khớp Huta:

Xương khớp HUTA với các thành phần chính Glucosamin sulfat 2NaCl, Methysulfonyl methane, Chiết xuất vỏ cây liễu trắng, Chiết xuất nhũ hương, Nano curcumin 10%, Cao xích thược, Chondroitin 90% (Sụn vi cá mập), Collagen type II, Canxi carbonat nano, Cao vương tôn, Ngũ gia bì, Acid hyaluronic.
Công dụng của XƯƠNG KHỚP HUTA:
  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, bảo vệ màng sụn khớp.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp.
  • Hạn chế thoái hóa các khớp (cột sống cổ, cột sống thắt lưng, vai gáy _ gối) giúp khớp vận động linh hoạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay