5 bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông xuân

Những ngày cuối năm cũng là lúc chúng ta tạm biệt mùa đông đón chào mùa xuân. Đây cũng là mùa đẹp nhất năm nhưng lại khiến thời tiết thay đổi thất thường. Là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều bệnh và trẻ nhỏ là đối tượng bị bệnh nhanh nhất. Trẻ em có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị ốm. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu 5 bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông xuân.

1. Năm bệnh trẻ thường gặp

1.1. Bệnh đường hô hấp

Thường gặp nhất là bệnh hen phế quản. Sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng giảm sút.

Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi viêm đường dẫn khí mãn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản sẽ phản ứng một cách dữ dội biểu hiện các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho.

Tùy thuộc vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

1.2. Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… Chúng sinh sôi, nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm khuẩn ở trong phổi.

Có 4 loại viêm phổi: Viêm phổi thùy, viêm phổi tiểu thùy, viêm phế quản và áp xe phổi.

Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ thường rất đa dạng và phức tạp:

Giai đoạn sớm: Có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…

Giai đoạn sau: Trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn biến nặng hơn. Với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…

Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.

Bệnh thường gặp trong mùa xuân do vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp. Người bị viêm phổi thường có các triệu chứng như: sốt cao, ho, thở nhanh… Nếu có các triệu chứng trên, cần phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế khám và chữa trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh.

1.3. Bệnh viêm phế quản cấp

Bệnh thường do các loại virus cúm gây ra, đây cũng là một bệnh phổ biến vào mùa xuân.

Triệu chứng của bệnh là hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt, đau người, mệt mỏi, nặng có thể dẫn tới đau ngực khó thở.

Để phòng tránh, cần phải giữ ấm cơ thể, ăn nhiều các loại hoa quả để nâng cao thể trạng, uống nhiều nước. Khi mắc bệnh, phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

1.4. Bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Viêm mũi xảy ra khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm khi người bệnh hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,… và hắt hơi là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại dị nguyên này. Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên lại gây nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng cao nhất là vào mùa xuân ở những người có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân là vì mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí. Gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi rất khó chịu.

Những người có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa, không cắm hoa trong phòng, sử dụng khẩu trang khi đi ra đường. Khi hít phải phấn hoa, trước tiên có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó, cần đến bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.

1.5. Bệnh tiêu hóa

Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa non nớt thường dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa hơn người lớn rất nhiều. Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ là: Tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Điều này một mặt có thể giúp kích thích hệ miễn dịch cho trẻ. Nhưng mặt khác nếu không được điều trị kịp thời, nhiều bệnh có thể biến chứng nguy hiểm.

Thời điểm giao giữa mùa đông và mùa xuân cũng là dịp liên hoan cuối năm của gia đình. Nên ăn uống thường ít được kiểm soát làm dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Việc ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lúc này cần được bố mẹ chú ý cho trẻ.

2. Cách phòng ngừa các bệnh trẻ em

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người.

Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ..

Nếu trẻ bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi bằng dung dịch sinh lý nhằm ngăn chặn vi rút xâm nhập xuống khí phế quản.

Không cho trẻ tiếp cận với những người đang bị sổ mũi hoặc dùng chung đồ dùng của trẻ khác.

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông xuân. Hi vọng với bài viết “5 bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông xuân” đã cung cấp cho bố mẹ thêm các kiến thức hữu ích để chăm sóc và bảo vệ trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay