Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị cúm A

Cúm A có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Nếu không phát hiện ra kịp thời, bệnh cúm A có gây ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ em.

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc cúm A nhưng các đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ cao mắc cúm gây ra biến chứng nặng.

Cùng Dược phẩm Huta nhận biết các triệu chứng cúm A ở trẻ em và cách điều trị an toàn nhất cho trẻ em. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh cúm A?

Trẻ dễ mắc cúm A hơn khi:

  • Những người xung quanh nhiễm cúm.
  • Chưa chích ngừa vắc xin cúm.
  • Không rửa tay sau khi chạm vào bề mặt nhiễm vi rút cúm.
  • Trẻ có bệnh lí mạn tính tăng nguy cơ phải nằm viện, bệnh nặng hoặc có biến chứng.

2. Trẻ bị cúm A có triệu chứng gì?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ thường có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao (có thể lên tới 39,4 độ C – 40,5 độ C)
  • Ho
  • Sổ mũi, ngạt mũi
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú (đối với trẻ sơ sinh)
  • Mỏi cơ, đau nhức người
  • Một số trẻ có thể bị nôn, tiêu chảy
  • Đau tai, đau mắt đỏ
  • Co giật nếu sốt cao.

Khi trẻ có những biểu hiện trên, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy cho bé đi khám càng sớm càng tốt vì cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm.

3. Bệnh cúm A ở trẻ có nguy hiểm không?

Cúm A ở trẻ là bệnh rất thường gặp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của bé.

Virus cúm A có nhiều chủng, chúng tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài nên khả năng lây lan rất cao. Hơn nữa, các biểu hiện của cúm A cũng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường nên nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan, không thăm khám và điều trị sớm cho bé, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Cúm A ở trẻ nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến suy hô hấp với triệu chứng khó thở, đờm lẫn máu, viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

4. Làm thế nào khi trẻ em bị cúm A?

Điều trị bệnh cúm ở trẻ khác với điều trị bệnh cúm ở người lớn. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà cách thức điều trị khác nhau. Nếu bệnh có triệu chứng nhẹ thì trẻ có thể được theo dõi, điều trị và chăm sóc tại nhà, trong đó chủ yếu là điều trị các triệu chứng:

Dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C, uống 4 – 6 giờ/lần.

Cân bằng nước và điện giải cho cơ thể do sốt cao gây mất nước.

Với những trường hợp nặng hoặc có biến chứng nặng hoặc có yếu tố nguy cơ, trẻ cần được nhập viện để theo dõi, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh và kết hợp điều trị hồi sức tích cực. Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus có thể được chỉ định để điều trị những trường hợp bị bội nhiễm do vi khuẩn.

5. Chăm sóc trẻ bị cúm A

Cho trẻ mặc áo quần rộng rãi, thông thoáng, chườm ấm khi trẻ sốt cao.

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ nuốt cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, chia thành các bữa nhỏ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay