4 cấp độ của bệnh tay chân miệng

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie virus A16, trải qua đặc điểm lâm sàng 4 cấp độ của bệnh tay chân miệng. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu 4 cấp độ của bệnh tay chân miệng ở bài viết sau nhé!

1. Đối tượng dễ mắc tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Hơn nữa, người đã từng mắc vẫn có nguy cơ tái nhiễm cao bởi tay chân miệng có thể được gây ra bởi nhiều chủng virus khác nhau.
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Tay chân miệng gây biến chứng và để lại nhiều hệ lụy nặng nề, thậm chí gây tử vong cao ở trẻ dưới 3 tuổi. Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, trẻ dưới 3 tuổi tử vong do tay chân miệng chiếm 75% – 86% tổng số ca tử vong ở trẻ em do bệnh này.

2.Các cấp độ bệnh tay chân miệng

2.1. Cấp độ 1 bệnh tay chân miệng:

Loét miệng hoặc ban bóng nước ở chân tay hoặc mông gối, đôi khi có sốt nhẹ.
Xử Trí: chăm sóc tại nhà và theo dõi triệu chứng. Tự điều trị các ban bóng nước được.

2.2. Cấp độ 2 bệnh tay chân miệng

Độ 2A: Biến chứng thần kinh, bao gồm độ 1 và bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30ph, lúc khám ko ghi nhận được. Sốt trên 2 ngày, nhiệt độ thường trên 39, lừ đừ, nôn, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
Xử Trí (nhập viện): Điều trị tại bệnh viện. Uống Phenobarbital.
Độ 2B_ Nhóm 1: Biến chứng thần kinh nặng, bao gồm độ 1 và giật mình ghi nhận lúc khám. Giật mình >=2 lần/30ph. Ngủ gà, nhịp nhanh: 130lần/ph.
Xử Trí (nhập viện): Hạ sốt, truyền tĩnh mạch phenobarbital, theo dõi dấu hiệu sinh tồn mỗi 1-3h.
Độ 2B_ Nhóm 2: Độ 1 và giật mình, kèm 1 trong các dấu hiệu sau: Sốt cao trên 39 độ, ko đáp ứng với thuốc hạ sốt. Mạch nhanh >150lần/ph. Run chi, run người, ngồi ko vững, đi loạng choạng. Rung giật nhãn cầu, lác mắt, nuốt sặc, thay đổi giọng nói.
Xử Trí (nhập viện): Thở oxy, truyền tĩnh mạch Phenobarbital, hạ sốt, ktra công thức máu, và nhiều cách thức hỗ trợ khác bác ko mô tả chi tiết.

2.3. Cấp độ 3 bệnh tay chân miệng:

Suy hô hấp, tuần hoàn:
  • Mạch nhanh >170 lần/phút.
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân
  • Huyết áp tăng >95 theo tuổi
  • Thở nhanh theo tuổi
  • Thở bất thường: xuất hiện cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm, khò khè, thở rít,
  • Co giật
  • Rối loạn tri giác
Xử trí: Nhập viên điều trị tích cực, bác ko mô tả chi tiết.

2.4. Cấp độ 4 bệnh tay chân miệng:

Suy hô hấp, tuần hoàn nặng.
  • Ngưng thở, thở nấc
  • Tím tái: Spo2 <92%
  • Phù phổi cấp
  • Sốc: ko bắt được mạch, huyết áp ko đo được.
Xử trí: nhập viện điểu trị tích cực (đặt nội khí quản).
Mẹ lưu lại để theo dõi các triệu chứng liên quan nhé.

3. Bệnh tay chân miệng diễn ra vào thời điểm nào trong năm?

Bệnh tay chân miệng có thể xay ra quanh năm. Tuy nhiên, bệnh sẽ có xu hướng bùng phát mạnh, nguy cơ tạo thành dịch bệnh cao vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12 hằng năm. Hơn nữa, tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa nên rất dễ lây lan khi vệ sinh không được đảm bảo, thường gặp ở các trường học, nhà trẻ,…

4. Các phương pháp phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng ở trẻ hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa. Dó, việc chủ động thực hiện các phương pháp phòng ngừa tay chân miệng có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa trẻ mắc bệnh này, bảo vệ sức khỏe của trẻ an toàn, khỏe mạnh.

4.1. Vệ sinh tay, chân sạch sẽ với xà phòng

Trẻ em nên tập thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn đúng cách. Các thời điểm đặc biệt, trẻ cần lưu ý rửa tay kỹ gồm:
Trước khi ăn;
Sau khi đi vệ sinh;
Sau khi ho, hắt hơi, xì mũi.
Bên cạnh đó, khi chăm sóc, thay tã cho trẻ, bố mẹ cũng nên rửa tay cẩn thận với xà phòng khử khuẩn.

4.2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống

Để ngăn ngừa trẻ mắc bệnh tay chân miệng cũng như bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện, mẹ nên chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Ngoài việc thường xuyên rửa tay trước khi nấu ăn, giữ các đồ dùng nấu năm sách sẽ, được khử trùng đúng cách, mẹ nên chú ý lựa chọn các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi, không ăn bốc, mút tay, không mớm cơm cho trẻ.

4.3. Vệ sinh đồ chơi, đồ dùng

Đồ chơi của trẻ, nhất là những đồ chơi dùng chung, nên được vệ sinh, khử trùng hàng ngày hoặc sau mỗi buổi chơi. Bố mẹ nên rửa đồ chơi với nước, xà bông và khử trùng với các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, sau đó tráng lại với nước và lau khô bằng khăn sát trùng. Lưu ý, với những đồ chơi không thể rửa được với nước, bố mẹ nên dùng cồn khử khuẩn, lau sạch các góc, hốc cạnh, hay các chỗ bị nứt.

4.4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh

Tay chân miệng là một bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng, do đó, bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc với người có dấu hiệu mắc bệnh.
Ngoài ra, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ chạm tay lên mắt, mũi hoặc miệng của mình. Virus có thể tồn tại trên tay và gây bệnh khi trẻ thực hiện các hoạt động này. Tốt nhất, bố mẹ không cho trẻ chạm tay lên mắt, mũi, miệng, nhất là khi chưa rửa tay.

4.5. Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài. Do đó, việc khử trùng, lau chùi, dọn dẹp không gian sống sạch sẽ là một trong những biện pháp phòng ngừa quan trọng không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở trẻ. Bố mẹ nên chú ý thường xuyên khử trùng các bề mặt được chạm vào nhiều như tay nắm cửa, bàn ăn, ghế,… để ngăn ngừa sự lây lan.

4.6. Đến cơ sở y tế nếu có dấu hiệu mắc bệnh

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ nên chú ý tới các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám sớm khi trẻ có các biểu hiện bệnh như sốt cao, li bì, mệt mỏi,…
Hy vọng qua bài “4 cấp độ của bệnh tay chân miệng” của Dược phẩm Huta bố mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay