Cách xử trí khi con hay ốm vặt

Trẻ bị ốm thì bố mẹ cũng chẳng yên tâm được, nhất là khi trẻ hay ốm vặt thì nỗi lo lắng càng tăng lên gấp bội. Vì bố mẹ còn lo lắng không biết tại sao trẻ hay ốm vặt, có phải do sức đề kháng của trẻ kém hay do một nguyên nhân nào đó và cách xử trí khi con ốm vặt như thế nào.

1. Tại sao trẻ lại hay ốm vặt

Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ( khi mới sinh trẻ nhận kháng thể từ sữa mẹ, mà cơ thể chưa thể đáp ứng ngay và khoảng thời gian từ 6th đến 3 tuổi là khoảng trống miễn dịch) do đó trẻ dễ bị ốm vặt .
Mũi họng là “cửa ngõ” đón đầu được bảo vệ bởi 1 tấm khiên là Amidan, VA … khi vi khuẩn xâm nhập chúng bị chặn lại ở đây, nếu sức đề kháng của trẻ yếu chúng sẽ vượt qua gây viêm phổi…. nếu phản ứng tại chỗ gây viêm mũi họng, viêm VA, viêm amidan cấp
Tai và họng thông nhau bởi 1 cái vòi: ở trẻ nó vừa ngắn và nằm ngang nên viêm Amidan và V-A dễ dẫn đến viêm tai giữa cấp, mà tai lại gần não nguy cơ viêm màng não-não là có thể
Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng hay bị ốm. Thường gặp là các bệnh đường hô hấp như ho sốt, sổ mũi, viêm họng… mà trong dân gian gọi là “ốm vặt”. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên bị cảm cúm, viêm họng… thì đây là một dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ kém.

2. Tăng cường sức đề kháng khi trẻ ốm vặt

Bởi vì tác nhân chủ yếu là virus nên chủ yếu điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng của trẻ chứ bố mẹ không nên lạm dụng nhiều kháng sinh.

2.1 .Tăng sức đề kháng cho trẻ khi có dấu hiệu bị ốm vặt

Vậy nên, khi trẻ có những dấu hiệu sau, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ càng sớm càng tốt.
  • Trẻ hay ốm vặt, thường xuyên bị sốt, ho, đau họng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa…. Trẻ sẽ có các biểu hiện đi kèm là biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, nếu tình trạng này kéo dài trẻ dễ bị sụt cân.
  • Trẻ rất nhạy cảm với những sự thay đổi từ môi trường như thay đổi thời tiết, thay đổi khí hậu, thay đổi nơi ở. Chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng có thể khiến trẻ bị ốm ngay lập tức. Do đó bạn cần tăng cường sức đề kháng cho bé ngay lập tức.
  • Trẻ dễ bị bệnh hơn các bạn khác. Khi chuyển mùa hoặc có bất cứ một dịch bệnh gì trẻ đều dễ mắc phải hơn. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và khiến bạn luôn trong tình trạng lo lắng.

2.2. Tăng sức đề kháng theo các giai đoạn phát triển

Vì sức đề kháng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ, nên bạn cần lưu ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bất cứ lúc nào có thể. Việc này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục trong tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ đặc biệt là các giai đoạn sau:
  • Lúc mới sinh: Khi trẻ vừa chào đời, và rời khỏi chiếc tổ an toàn tuyệt đối trong bụng mẹ. Hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ chưa đầy đủ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nhưng trẻ lại phải tiếp xúc, làm quen và thích nghi với môi trường còn rất lạ lẫm bên ngoài. Điều này khiến trẻ dễ mắc những bệnh phổ biến như cảm, ho, sốt. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào thời điểm này rất cần thiết.
  • Khi cai sữa: Ngoài việc là nguồn cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ còn bổ trợ hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Những kháng thể có trong sữa mẹ giúp trẻ có đủ sức chống chọi lại với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường. Chính vì vậy, khi cai sữa, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị thiếu hụt lượng kháng thể quan trọng có trong sữa mẹ. Hệ miễn dịch sẽ tạm thời suy yếu, cho đến khi nó phát triển toàn diện.
  • Khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ: Lớp học là môi trường mới đối với trẻ. Trẻ phải tiếp xúc với nhiều trẻ khác đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ lây bệnh từ các bạn khác. Lúc này, bạn cũng cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.
  • Thay đổi thời tiết: Mùa đông không khí thường rất lạnh, còn mùa hè thời tiết lại vô cùng oi bức. Thời tiết các mùa khác nhau rõ rệt như vậy nhưng lại thay đổi nhanh chóng khiến cho cơ thể trẻ không kịp thích nghi và dễ bị ốm ngay lập tức.

3. Xử trí các triệu chứng trẻ hay gặp như sau:

Sốt: theo dõi nhiệt độ (khi nhiệt độ ở nách là 38.5 là trẻ đang sốt). Nếu sốt trên 3 ngày đưa con đi khám ngay.
Ho: nếu ho đờm nhiều, có thể dùng long đờm và giãn phế quản: như Babycanyl, Ambroxol HCl, Bisonvol, Halixol,…..
Nghẹt hay sổ mũi: dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, hút mũi 1 ngày 1 lần để làm thông thoáng đường thở, giúp con bớt khó chịu. Dùng Sterimer 50ml xịt rửa xong sau đó nhỏ otrivin 0,05%, nếu không đỡ nhỏ Nemydexa, Tobrex, Medoly (cần ý kiến BS) có corticoid không nên lạm dụng
Nếu khò khè khó thở có thể Khi dung nước muối 3%, Ventolin 2,5mg/2,5ml, Pulmicort 0,5mg/2,5ml (cần ý kiến BS Nhi)
Trẻ lớn rát họng có thể ngậm alphachoay và chanh đào mật ong
Mệt mỏi, biếng ăn: Bé đang mệt thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Cho con bú sữa, uống oresol để tránh mất nước do sốt, nôn, tiêu chảy. Bổ sung đạm từ cháo dinh dưỡng, cháo thịt bằm, cháo cá…
Tăng đề kháng: giúp con có sức để kháng chủ động đặc biệt là khi có khoảng trống miễn dịch: Gadopax có kết hợp vitamin C, D, kẽm và Beta-glucan giúp tăng khả năng miễn dịch. Vitamin D giúp tăng sức đề kháng, tăng chiều cao và làm chắc xương, Vitamin C giúp tăng sức bền thành mạch, Beta-glucan giúp khoảng trống miễn dịch của Con

4. Cách phòng ngừa khi trẻ ốm vặt

Đầu tiên là phải vệ sinh mũi, xúc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Trẻ nhỏ chưa biết xúc họng thì lấy gạc tẩm nước muối ấm để làm sạch họng cho con.
Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ khi từ ngoài về hoặc trước khi ôm hôn trẻ.
Vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là phòng ngủ và khu vực trẻ hay chơi.
Không cho trẻ ngủ hay ngồi dưới làn hơi điều hòa.
Hạn chế đưa trẻ đến nơi có khói thuốc, hôn hay véo má trẻ. Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài.
Ốm vặt là điều không thể tránh khỏi của trẻ, chỉ có điều bố mẹ cần chăm sóc con tốt khi con đi học và thay đổi thời tiết. Ốm vặt là cần thiết giúp con hình thành sức đề kháng và khả năng chống lại các tác nhân sau này. Ốm vặt là cách để con trưởng thành, vậy nên các bố mẹ đừng lo lắng quá nhé!
Hy vọng bài viết này giúp bố mẹ có những kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay