Cách tăng đề kháng và miễn dịch cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Vào mùa đông trẻ em thường bị viêm đường hô hấp trên làm mẹ luôn lo lắng và mệt mỏi vì phải chăm sóc con. Hãy cũng Dược phẩm Huta tìm hiểu những cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên.

1. Bảo vệ chức năng miễn dịch của niêm mạc mũi và cuốn mũi:

Niêm mạc mũi kết hợp với dịch nhày và lông mũi có tác dụng:

  • Làm ấm không khí
  • Lọc bụi bẩn
  • Ngăn cản phần nào virus vi khuẩn

Cuốn mũi có tác dụng:

  • Làm ấm không khí
  • Lọc bụi bẩn
  • Miễn dịch

Tăng đề kháng với con đang bị bệnh tại mũi:

  • Vệ sinh mũi thật sạch để giảm tải cho niêm mạc mũi và cuốn mũi, khi ở trạng thái bình thường thì niêm mạc mũi và cuốn mũi sẽ thực hiện được tốt chức năng đề kháng miễn dịch tại cho. Vệ sinh mũi có thể là xịt mũi, hút mũi, rửa mũi.
  • Dùng thêm thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng tại chỗ, ưu tiên sử dụng các loại xịt tác dụng tại chỗ, ưu tiên sử dụng từ muối biển đến các loại loại thảo dược sau đó mới đến các loại thuốc.
  • Muối biển có thể là xịt cá heo, xịt thảo dược như xịt hong Hosa Huta
  • Làm như 2 cách trên đã phần nào duy trì được khả năng đề kháng tại chỗ của mũi.

Tăng đề kháng với con đang khoẻ mạnh:

  • Vệ sinh mũi thường xuyên để tạo môi trường sạch cho cuốn mũi, lúc đó mới duy trì được khả năng đề kháng miễn dịch, kể cả con khoẻ cũng nên 1 ngày xịt mũi 1 lần cho con.
  • Phát hiện sớm việc con bị tấn công ở mũi: bìn thường cứ nhỏ hoặc xịt bằng muối biển mãi không sao, nhưng tự nhiên hôm nay làm như thế rồi mà con vẫn sụt sịt, tức là mũi con đang bị tấn công, lúc đó mẹ nên chuyển ngay sang những loại chuyên dụng bằng thảo dược xịt họng Hosa. Chưa cần dùng đến thuốc chuyên dụng.
  • Mẹ làm thế này mũi con được bảo vệ luôn và vẫn duy trì được khả năng đề kháng miễn dịch tại chỗ cho mũi của con.

2. Bảo vệ chức năng miễn dịch của Amidan và niêm mạc họng:

Amidan bao gồm:

  • Amindan vòi: mô bạch huyết bao quanh lỗ vòi nhĩ ở thành bên mũi họng
  • Amindan khẩu cái: 2 amidan nằm bên phải, trái, trong hố amindan của thành bên họng.
  • Amidan lưỡi: 1 khối nằm ở đáy lưỡi

Chức năng của Amidan:

  • Miễn dịch tại chỗ: là lớp biểu mô vảy, khi tác nhân tiếp xúc với các nang bạch huyết nằm dưới biểu mô làm kích thích làm thay đổi thành tế bào plasma và tạo ra các kháng thể.
  • Tạo cơ chế dám sát để toàn bộ cơ thể phòng thủ: khi tác nhân xâm nhập thì các kháng thể được sản xuất từ tế bào plasma và cảnh báo cơ thể phản ứng rộng hơn.

Niêm mạc họng là hệ thống niêm mạc hở, dễ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên dễ bị nhiễm khuẩn trực tiếp.

Tăng đề kháng với con đang bị bệnh:

  • Bảo vệ 3 nhóm amidan và niêm mạc họng bằng thuốc tác dụng tại chỗ, để 1 phần nào trả về môi trường sinh lý ở họng, để phần nào duy trì khả năng để kháng tại chỗ cho họng.
  • Tác dụng tại chỗ thì có xúc họng, ngậm họng, xịt họng có thể kết hợp cả 3. Với con nhỏ hoặc sơ sinh thì chỉ có xịt họng, con lớn hơn thì xúc họng ngậm họng.
  • Xúc họng có thể dùng nước muối hoặc các chế phẩm từ Chlohexedine. Ngậm họng có thể dùng strepsil, xịt họng có thể dùng xịt họng thảo dược Hosa
  • Kết hợp với các loại thuốc long đàm hoặc tác dụng toàn thân.

Tăng đề kháng cho họng với con đang khoẻ mạnh:

  • Xúc họng hoặc xịt họng hàng ngày để đảm bảo môi trường niêm mạc họng và amindan được bảo vệ và hoạt động tốt chức năng miễn dịch tại chỗ.
  • Xúc họng và xịt họng ít nhất 1 ngày 1 lần, xúc họng nước muối, xịt họng thảo dược.
  • Với con nhỏ chưa xúc họng được thì chỉ có 1 lựa chọn là xịt họng.
  • Cũng giống như mũi, đang làm bình thường như vậy mà thấy rát họng hoặc nuốt đau họng tức là đang bị tấn công. Cần ngay lập tức chuyển sang các sản phẩm chuyên biệt.

3. Bảo vệ khả năng miễn dịch tại chỗ của VA:

VA là Amidan vòm, là tập hợp các mô bạch huyết chiếm khoảng trống giữa vách ngăn mũi và thành họng sau.

VA có nhiều tế bào bạch cầu, nhiệm vụ của VA là nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập

Các kháng thể do VA sinh ra được nhân lên và đưa đi khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng, và chống lại vi khuẩn khi tái nhiễm.

Tăng đề kháng cho VA đối với các con đang bị bệnh:

  • Khi bị mũi họng là phải chú ý đến VA luôn, vệ sinh và bảo vệ mũi để tránh bị nề đỏ, mủ nhầy, niêm mạc họng đỏ.
  • Vẫn ưu tiên các loại xịt như đối với mũi, nhưng phải kết hợp cả với cách chăm sóc họng, vì VA liên quan tới cả mũi và họng.

Tăng đề kháng cho VA đối với con khoẻ:

  • Áp dụng cả phương pháp chăm và dự phòng cho mũi họng là VA đã được bảo vệ và duy trì khả năng miễn dịch.

4. Tăng cường để kháng miễn dịch cho đường hô hấp trên bằng uống hỗn hợp chất ly giải vi khuẩn đông khô:

Mẹ hiểu đơn giản thế này: cung cấp cho cơ thể những con vi khuẩn hay gây ra các bệnh đường hô hấp trên dưới dạng đông khô và bất hoạt, để có thể làm quen với sự xuất hiện đó và tự sinh ra kháng thể. Khi có vi khuẩn từ môi trường tấn công thì cơ thể đã quen và tự sinh được kháng thể nên bệnh có thể nhẹ hoặc diễn tiến chậm.

Đây có thể coi như là “vaccin” cho đường hô hấp trên.

5. Tăng cường đề kháng miễn dịch toàn thân cho con để bổ trợ cho hô hấp:

Bổ sung vitamin C hằng ngày

Vitamin C có lợi ích gì trong việc phòng ngừa bệnh đường hô hấp? Bởi vì vitamin C được biết đến với tác dụng hỗ trợ miễn dịch và giúp tăng cường đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh.

Tăng cường miễn dịch

Bạn nên bổ sung kẽm để giúp tăng sức đề kháng, các thực phẩm chứa nhiều kẽm như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, trứng gà, các thực phẩm làm từ sữa, gan bò, bơ….

Hy vọng với cẩm nang trên, bạn sẽ có kinh nghiệm để giúp hệ hấp trên khỏe mạnh khi trải qua những khoảnh khắc giao mùa, tiết trời lạnh lẽo, và ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay