Cách phòng bệnh amidan mạn tính

Viêm amidan là một bệnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được điều trị đúng cách sẽ tiến triển thành viêm amidan mạn tính nguy hiểm hơn là có thể chuyển qua viêm phổi, viêm cầu thận,… Vậy hãy cũng Dược phẩm Huta tìm hiểu các phương pháp phòng bệnh viêm amidan mạn tính ở bài viết này nhé!

1. Amidan mạn tính là gì?

Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau của cổ họng, có vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Được ví như cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp.
Chức năng chính và cũng quan trọng nhất của amidan, đó là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại vi sinh vật (virus, vi khuẩn, vi nấm) đối với cơ thể.

Ngoài ra, amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Đối với đường hô hấp, amidan, được coi như là “Một người lính canh gác và bảo vệ” ban đầu của đường hô hấp.

Viêm amidan mạn tính (viêm amidan quá phát) là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, ở trẻ em và thanh thiếu niên gặp với tỷ lệ cao hơn.

2. Nguyên nhân gây viêm amidan

Virus xâm nhập vào đường hô hấp.

Do cơ thể suy giảm sức đề kháng khiến cho vi sinh vật gây bệnh có sẵn ở mũi họng phát triển và gây bệnh.

Người bệnh đã và đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, sởi, ho gà,…

Do nhiễm lạnh (uống nước lạnh, ăn kem, uống bia lạnh (người lớn).

Do cấu tạo amidan có nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát triển.

Do cấu tạo amidan nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát hiện.

Do vệ sinh họng, miệng, răng kém.

Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao,…).

3. Dấu hiệu nhận biết amidan mạn tính

Triệu chứng của viêm amidan mạn tính khá ít. Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amidan cấp tính.
Ngoài một số dấu hiệu tương tự như viêm amidan cấp tính (chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng hay sốt vặt), viêm amidan mạn tính còn có thêm những triệu chứng sau:

  • Thể trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều. Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng.
  • Ho: Chủ yếu là ho khan từng cơn, kéo dài vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
  • Rát họng, giọng nói thay đổi.
  • Hơi thở hôi: Đây là triệu chứng của viêm amidan điển hình. Những người bị viêm amidan mạn tính dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày thì hơi thở vẫn có mùi hôi làm cho người tiếp xúc khó chịu.
  • Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to.

4. Cách điều trị amidan mạn tính

Đối với viêm amidan mạn tính thì phẫu thuật cắt amidan hiện nay là rất phổ biến. Tuy nhiên, cần có chỉ định chặt chẽ.

Chỉ nên thực hiện phẫu thuật trong các trường hợp:

  • Viêm amidan mạn tính nhiều lần từ 5 đến 6 lần trong một năm.
  • Khi viêm amidan đã gây ra các biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm màng trong tim, viêm khớp,…
  • Khi viêm amidan trở nên quá phát gây khó thở, khó nuốt, khó nói.

5. Cách phòng bệnh viêm amidan mạn tính

Để phòng ngừa viêm amidan mạn tính quan trọng nhất là chữa trị bệnh khi vừa mắc phải. Điều trị dứt điểm tránh để viêm kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

Vì vậy, người bệnh cần phòng bệnh bằng các cách sau:

5.1. Đối với trẻ em để phòng bệnh amidan mạn tính

Đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám khi có các triệu chứng về tai mũi họng.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất nhằm tăng cường miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt ưu tiên các loại trái cây và rau xanh như dâu tây và các loại quả mọng, bông cải xanh, cải bó xôi và cà rốt. Cho trẻ uống các loại vitamin (C, E, A) bổ sung cũng giúp phòng ngừa viêm nhiễm trong cơ thể.

Tập thói quen đánh răng cho trẻ ngày hai lần vào buổi sáng và tối, súc miệng sau khi ăn hoặc uống nước ngọt, nước trái cây. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.

Tập thói quen cho trẻ rửa tay bằng xà bông sau khi chơi đồ chơi xong, hoặc đi học về, trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh.

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đến nơi đông người.

Uống đủ nước mỗi ngày.

Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng các loại virus gây bệnh truyền nhiễm.

5.2. Đối với người lớn để phòng bệnh amidan mạn tính

Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia;

Uống nhiều nước;

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày;

Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ;

Hạn chế nói to, nói nhiều;

Giữ ấm vùng họng khi thời tiết lạnh;

Tập thể thao hàng ngày, ăn uống khoa học, ưu tiên rau củ quả giàu các loại vitamin A, C, E;

Tiêm phòng vắc xin cúm và các loại vắc xin có thể chủng ngừa các loại virus gây bệnh truyền nhiễm;

Sát khuẩn tay thường xuyên;

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.

Hy vọng qua bài viết cách phòng bệnh amidan mạn tính, bạn có thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ đường hô hấp cho bạn và gia đình. Hãy theo dõi Dược phẩm Huta để có thêm những kiến thức hay trong việc chăm sóc sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay