6 cách mẹ tự điều trị viêm VA mà không cần dùng kháng sinh.

Viêm VA là bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường xuyên tái phát và gây ra nhiều biến chứng. Bài viết sau đây sẽ giúp các cha mẹ hiểu rõ hơn, hướng dẫn cách điều trị viêm VA không cần dùng kháng sinh.

1. Bệnh viêm VA là gì?

VA được biết đến là tổ chức lympho tương tự như amidan nhưng nằm phía sau mũi, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ nhỏ nên dễ bị bỏ sót khi khám bệnh, chủ yếu được chẩn đoán qua các dấu hiệu gián tiếp như nghẹt mũi, sốt cao, ho và sự thay đổi trên gương mặt của người bị biến chứng VA.

Viêm VA nhiều lần gây các biến chứng sưng VA làm em bé bị chảy mủ đờm xuống họng gây ho, toàn thân bé sốt, chảy gen mũi. Khi em bé viêm VA, lần đầu dùng kháng sinh hiệu quả còn bị nhiều lần, sử dụng nhiều kháng sinh dễ gây nên kháng kháng sinh.

Đặc biệt, VA sản sinh ra các chất tạo ra màng bao bọc tổ chức này, không một loại thuốc nào có thể công phá nó và tình trạng viêm VA cứ kéo dài không chữa được, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA. Nếu chậm trễ hoặc chủ quan VA có thể gây biến chứng như viêm tai giữa cấp, ứ mủ, nghe kém,…

VA viêm còn biến chứng xuống viêm phế quản với biểu hiện ho, khó thở, khò khè. Chảy nước mũi kéo dài có thể biến chứng thành viêm xoang. Nếu tổ chức VA nhiễm liên cầu gây thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp…

2. Cách nhận biết viêm VA cấp.

Sốt: vừa hoặc không sốt. Con sơ sinh thì sốt đột ngột, sốt cao 40 độ. Sốt do virus tấn công VA chứ không phải do nhiễm khuẩn.

Nghẹt mũi là triệu chứng đầu tiên: lúc đầu nghẹt ít, sau nghẹt nhiều, cả 2 bên đều ngạt dẫn đến khó thở, khụt khịt, thở bằng miệng, há miệng

Khe và hốc mũi đọng nhiều dịch mũi, niêm mạc nề đỏ, có thể hút ra nước mũi vàng hoặc xanh

Nước mũi chảy ra trước hoặc xuống họng: lúc đầu trong, về sau đục, lượng nước mũi nhiều ít tuỳ theo khối VA chèn ép.

  • VA càng to thì càng ngạt mũi, càng chảy nhiều.
  • VA lâu ngày dẫn đến chảy thường xuyên màu vàng hoặc xanh.

Con sơ sinh: có thể ngạt hoàn toàn, thở bằng miệng, bỏ ăn, bỏ bú.

Con lớn: ko bị nghẹt mũi hoàn toàn, nhưng thở ngáy, nhất là về đêm, nói giọng mũi kín.

Ho: do khô miệng vì con thở bằng miệng hoặc do dịch mũi chảy xuống làn viêm họng. Thường là ho do kích ứng.

Họng: niêm mạc họng đỏ do dịch mũi hoặc dây mũi đọng đặc dính chảy từ mũi xuống. Vẫn thường do kích ứng.

Cứ có 3/4 biểu hiện ở mũi như vậy, mẹ nên nghĩ tới ngay con viêm VA. Các triệu chứng họng và ho là kéo theo thôi.

3. Hướng dẫn cách điều trị VA cấp không cần dùng kháng sinh

3.1. Kiểm soát cơn sốt cho con bằng lau mát hoặc pare, ibu, tuỳ mức độ cơn sốt.

Chia liều theo cân nặng: para: 15mg/kg, 4-6 tiếng dùng lại 1 lần. Ibu: 10mg/kg, 6-8 tiếng dùng 1 lần.

Uống nhiều nước hoặc ti nhiều lên để tăng cân bằng thể dịch và bù nước khi sốt.

Mặc thoáng.

3.2. Không dùng kháng sinh:

Con sốt đang do virus tấn công, không phải vi khuẩn nên không cần dùng.

Dùng làm con mệt hơn sẽ giảm khả năng chống chọi của cơ thể với triệu chứng mũi họng.

3.3. Chăm sóc mũi con:

Thường bị VA mũi đặc rất nhanh, và dịch mũi cũng vàng xanh rất nhanh không như viêm mũi thông thường nên cần hút xịt thường xuyên.

Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối 3% để xịt và hút cho con, muối 3% thì dùng không quá 7 ngày. Muối 3% thì sẽ giúp cho cuốn mũi đỡ nề trong thời gian ngắn giúp con dễ thở hơn.

Lưu ý: nếu mũi con quá đặc, hút xịt không được, mẹ phải cho con đi rửa mũi theo kiểu rửa trôi.

3.4. Chăm sóc họng con:

Họng là bị ảnh hưởng từ mũi, do dịch mũi chảy xuống hoặc do con thở bằng miệng gây khô họng. Nên thường con ho do kích ứng.

Xịt họng cho con bằng xịt họng Hosa Huta, để dịu họng hơn, cắt cơn ho nhanh.

Trường hợp con ho nhiều thì có thể tăng số lần xịt và số nhát xịt trong 1 lần lên. Không cần bổ sung thêm các loại siro ho khác.

Nếu con có nhiều đàm, làm khó chịu thì mẹ bổ sung thêm long đàm Bổ phế Huta. Con nhỏ thì hay nôn ra đàm, con lớn thì khạc hoặc nhổ được ra.

3.5. Đảm bảo dinh dưỡng cho con:

Con bị thế này mũi họng khó chịu nên ăn không thấy ngon, mẹ cần nấu các đồ mềm để con dễ nuốt.

Ăn các món ăn dễ tiêu hoá, mềm, dễ nuốt

Đảm bảo đủ lượng ăn không thay đổi như những ngày bình thường

Hạn chế đồ ngọt, dùng nhiều đồ có tính mát.

Cố gắng giúp con ngủ đủ giấc, vận động khi thấy khoẻ hơn.

Ăn nhiều trái cây có màu: xanh đỏ vàng

3.6. Tăng cường đề kháng miễn dịch cho con.

Ưu tiên nhóm vitamin hỗ trợ miễn dịch tốt: ADC, vitaminC có thể dùng Vitamin C Huta

Ưu tiên bổ sung vitamin nhóm B để duy trì thể trạng và kích thích tiêu hoá, thèm ăm

Bổ sung thêm kẽm nếu cần, để tăng cường miễn dịch có thể dùng Zin C Huta

Bổ sung tổ hợp vi khuẩn đông khô ngậm dưới lưỡi để tăng cường đề kháng miễn dịch cho đường hô hấp trên

Cuối cùng mới nghĩ đến bổ sung các sản phẩm hỗ trợ miễn dịch toàn thân như Đa vi chất, Thymo kido Huta,

Hy vọng qua bài viết này các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con tốt hơn. Hãy theo dõi Dược phẩm Huta để có những kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay