Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là một thể bệnh thường gặp của viêm quanh khớp vai. Bệnh không chỉ hạn chế sự vận động của cơ thể mà còn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì nhé!

1. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng còn được gọi với những tên khác như viêm quanh khớp vai thể đông, viêm quanh khớp vai thể đông đặc. Đặc trưng của tình trạng này là bao khớp vai bị dày lên, co cứng lấy khớp. Điều này làm cho lồi cầu không thể trượt trên ổ chảo của khớp vai. Khiến cho khớp vai như bị đông cứng. Hệ quả là nó gây đau và làm cho sự vận động của cơ thể bị hạn chế.

Đây là một thể bệnh thường gặp của bệnh viêm quanh khớp vai. Mức độ phổ biến của chứng viêm quanh khớp vai thể đông cứng chỉ đứng sau viêm khớp vai thông thường.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh được xác định là:

Giới tính: So với nữ giới, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và thường gặp ở những người có độ tuổi từ 40 – 60. Hiếm khi gặp ở những người trẻ.

Người làm các công việc đòi hỏi vận động khớp vai nhiều như lái xe đầm, xe ủi. Hoặc những người thường xuyên vận động cánh tay liên tục và trong thời gian dài như chơi các môn cầu lông, tennis cũng có có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh nhân đột quỵ não sẽ có nguy cơ bị đông cứng khớp vai bên liệt cao hơn những người bình thường từ 3 – 4 lần. Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh cao gấp 5 – 6 lần người không bị chứng bệnh này.

Các trường hợp có tiền sử chấn thương khớp vai. Kể cả phần mềm hoặc phần cứng đã lành. Hoặc người đã từng bất động khớp vai trong thời gian dài như bị gãy xương cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Mắc các bệnh mãn tính khác như cường giáp, viêm khớp dạng thấp, suy giáp, mắc bệnh phổi mạn tính… cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể tái phát trở lại nếu người bệnh không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, để cải thiện và phòng tránh bệnh.

Bệnh nhân nên tiến hành thăm khám đinh kỳ để giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh và đưa ra cách xử lý thích hợp.

3. Dấu hiệu nhận biết

Cơn đau từ viêm quanh khớp thể đông cứng thường âm ỉ hoặc đau nhức. Mức độ đau thường tăng lên trong quá trình của bệnh và khi người bệnh di chuyển cánh tay. Cơn đau thường nằm ở vùng vai ngoài và đôi khi là phần trên cánh tay.

Trong bệnh đông cứng vai, bao khớp vai dày lên và trở nên cứng và căng chặt. Đồng thời, các dải mô liên kết dày lên. Trong nhiều trường hợp, lượng dịch khớp trong khớp cũng ít đi.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp vai thể đông cứng là đau khớp bả vai dữ dội và bệnh nhân không thể tự di chuyển vai hoặc di chuyển với sự giúp đỡ của người khác. Biểu hiện lâm sàng của viêm quanh khớp vai thể đông cứng thường diễn biến qua 3 giai đoạn:

3.1. Giai đoạn đau khớp bả vai:

Trong giai đoạn này, người bệnh càng ngày càng đau nhiều hơn. Bệnh nhân bị đau khớp vai với tính chất của đau do viêm. Đau cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều về đêm có khi làm bệnh nhân tỉnh giấc. Đau tăng với bất kỳ vận động nào của cánh tay. Ban đầu đau thường nhẹ, tăng dần và dai dẳng trong nhiều tháng. Mức độ đau thường ít trầm trọng so với viêm quanh khớp vai thông thường. Đau tăng dần trong vài tuần hoặc một vài tháng. Khi cơn đau trở nên tồi tệ hơn, tầm vận động khớp vai giảm dần. Bệnh nhân không thể chải đầu hoặc gãi lưng được, đưa tay ra trước ra sau đều bị hạn chế. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.

3.2. Giai đoạn đông cứng:

Các triệu chứng đau khớp bả vai có thể thực sự cải thiện trong giai đoạn này, nhưng độ cứng vẫn còn. Trong 4 đến 6 tháng của giai đoạn “đóng băng”, các hoạt động hàng ngày có thể rất khó khăn.

3.3. Giai đoạn tan đông:

Chuyển động của vai từ từ cải thiện trong giai đoạn “tan băng”. Tầm hoạt động của khớp vai trở lại bình thường nhưng đau khi vận động còn kéo dài thêm một vài tháng. Giai đoạn này thường mất từ 6 tháng đến 2 năm

4. Phòng ngừa thể đông cứng khớp vai

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh là do vai bị bất động. Do đó, nếu bạn gặp phải chấn thương gây khó khăn khi cử động vai, hãy trao đổi với bác sĩ về các bài tập mà bạn có thể thực hiện để duy trì phạm vi chuyển động của khớp vai. Những bài vận động nhẹ nhàng, liên tục, kéo giãn vai sẽ giúp hạn chế tình trạng đông cứng vai sau phẫu thuật hoặc chấn thương.

Đối với những người mắc một số bệnh lý có nguy cơ dẫn tới khớp vai bị đông cứng như: đái tháo đường, tim mạch, tuyến giáp… cần thường xuyên vận động (tối thiểu 30 phút/ngày, 5 buổi/tuần), đặc biệt chú trọng vào bài tập cử động vai để khớp vai duy trì được độ dẻo dai và linh hoạt.

Hy vọng qua bài viết “Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì” bạn sẽ nắm rõ các thông tin về tình trạng bệnh, để chủ động hơn trong việc điều trị và dự phòng cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay