Mẹ bầu khi uống sắt thường có tác dụng phụ là gây ra táo bón. Nếu thấy các dấu hiệu như đi đại tiện dưới 3 lần / tuần, phân khô cứng khó đi có thể bạn đã bị táo bón. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu vì sao mẹ bầu bổ sung sắt lại gây táo bón nhé!
1. Uống sắt có tác dụng gì với mẹ bầu?
Sắt đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể từ hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ miễn dịch đến sự phát triển của các cơ quan nhận thức. Bên cạnh đó sắt còn là nhân tố không thể thiếu trong sư phát triển và phân chia tế bào.
Một người bình thường cần một lượng sắt là 15mg/ngày. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì con số này tăng lên gấp đôi tức là 30mg/ngày.
Trong giai đoạn mang thai, phần thể tích máu của người mẹ tăng khoảng 50% để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì vậy mà ở giai đoạn này mẹ sẽ cần bổ sung sắt để làm tăng khối lượng máu. Không chỉ cung cấp cho thai nhi mà còn bù lượng máu mất lúc sinh.
Dưới đây là một số tác dụng của sắt đối với cơ thể mẹ bầu:
- Sắt là nguồn nguyên liệu tổng hợp hemoglobin. Giúp hồng cầu có màu đỏ, và vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể mẹ và thai nhi.
- Ngoài ra nó còn có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của mô cơ bằng cách kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng.
- Đối với phụ nữ mang thai việc bổ sung sắt tạo nên một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
2. Vì sao bà bầu bổ sung sắt lại gây táo bón
Để hấp thụ được những khoáng chất trong một số loại sắt. Cơ thể cần cung cấp một lượng nước lớn nhưng bà bầu lại không uống đủ số nước cần thiết.
Do thành phần các khoáng chất có trong loại sắt bạn đang uống không hấp thu được vào cơ thể. Lượng khoáng chất đấy phải thải ra ngoài và vô tình trở thành gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Táo bón cũng là triệu chứng trong thai kỳ mẹ bầu. Thường gặp do sự thay đổi hormone trong cơ thể và sự phát triển từng ngày của thai nhi trong bụng. Những yếu tố trên ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột. Gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn dẫn đến dễ bị táo bón.
3. Bà bầu nên bổ sung sắt thế nào để không bị táo bón
Không thể vì ngại bị táo bón mà không tiếp tục bổ sung sắt, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Cách tốt nhất mẹ bầu cần làm là chọn loại sắt tốt, ít gây tác dụng phụ. Và điều quan trọng là cần tính toán để bổ sung sắt ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mà thôi.
3.1. Bổ sung sắt từ thực phẩm
Sắt có khá nhiều trong thực phẩm. Để việc bổ sung sắt có hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn do thuốc bổ sung sắt có thể gây ra. Thì trước tiên mẹ bầu cần lưu ý bổ sung sắt từ chế độ ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu sắt có thể kể tới như: gan động vật, tiết, tim, các loại thịt đỏ, rau có màu xanh thẫm…
Sắt sẽ được hấp thu tốt hơn khi được bổ sung cùng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi… Nên hạn chế các loại trà: trà xanh, trà thảo mộc… để sắt không bị giảm hấp thu.
Chỉ bổ sung sắt từ thuốc khi chế độ ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu bổ sung thêm thì chỉ ở liều tối thiểu mà thôi. Bổ sung sắt ở liều càng cao sẽ càng gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Táo bón khi uống thuốc chính là một trong các biểu hiện thường gặp của tình trạng bổ sung sắt liều cao.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam. Phụ nữ mang thai bình thường chỉ cần bổ sung khoảng 27-30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).
3.2. Uống nước đầy đủ.
Tùy từng thể trạng, mẹ nên cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày.
3.3. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực ăn rau xanh, trái cây, các thực phẩm cung cấp chất xơ cho cơ thể. Đồng thời dùng các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như khoai lang, chuối, cà rốt,…
3.4. Tập luyện thể thao
Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, hợp với thể trạng, không được lười vận động.
Mẹ bầu uống viên sắt bị táo bón là một trong những tác dụng phụ mà các mẹ không cần quá lo lắng. Hãy lựa chọn sắt có xuất xứ rõ ràng, chính hãng và uy tín. Thực hiện uống đúng chỉ dẫn và liều lượng để thai kỳ của mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé.