Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng và ăn gì để mau hồi phục.

“Bệnh chân tay miệng ở trẻ em nên ăn gì và cần kiêng gì?” là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý sẽ góp phần làm bệnh mau lành và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Dược phẩm Hutaphar tìm hiểu bài viết sau bạn nhé!

1. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

1.1. Những loại thức ăn dạng lỏng, mềm

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn những loại thực phẩm như cháo hoặc súp để dễ hấp thu cũng như tiêu hóa tốt hơn, không bị đau rát trong miệng.

Ngoài ra, mẹ cũng nên kết hợp với nhiều loại rau củ, quả khác nhau để giúp bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Mẹ có thể ép thành nước trái cây giúp con dễ uống và hấp thu hơn.

1.2. Thực phẩm thanh mát, điều hòa cơ thể

Cơ thể trẻ trong thời gian nhiễm bệnh sẽ bị nóng trong người.

Mẹ nên kết hợp bột sắn dây vào khẩu phần ăn thường ngày của trẻ để làm dịu mát cơ thể để giảm bớt các vết loét trong khoang miệng, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị tay chân miệng ở trẻ.

Bên cạnh đó mẹ có thể cho con uống thêm nước ép rau diếp cá giúp hạ sốt và thanh nhiệt cơ thể.

1.3. Cho trẻ dùng các món ăn từ trứng

Trứng là thực phẩm giàu protein có thể giúp bé mau chóng khỏe lại.

Đồng thời, trẻ còn nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng khác từ loại thực phẩm này như sắt, vitamin và khoáng chất.

1.4. Nên cho trẻ uống nhiều nước

Uống nhiều nước để giữ đủ nước cần thiết trong cơ thể, đặc biệt là thức uống từ cam, chanh, sữa chua,… để cung cấp hàm lượng vitamin C.

2. Bệnh tay chân miệng nên kiêng ăn gì ?

2.1. Tránh các loại thực phẩm giàu arginine

Arginine là một loại axit amin có thể làm virus sản sinh nhiều hơn, nên bé ăn những loại thực phẩm chứa chất này có thể tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều arginine như socola, đậu phộng, nho khô, các loại hạt.

2.2. Tránh các loại thức ăn cứng, cay nóng hay được nêm nếm quá mặn

Trẻ bị tay chân miệng thường sẽ xuất hiện các vết loét trong khoang miệng và cổ họng.

Nếu ăn những loại thức ăn cứng, cay nóng hoặc quá mặn sẽ khiến các vết loét bị kích ứng nặng làm bé cảm thấy khó chịu, đau rát, thậm chí khó lành hơn.

2.3. Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Trẻ nên tránh ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu chất béo khác như phô mai, bơ vì sẽ làm cho da tiết dầu nhiều, khiến tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn.

Việc tiêu hóa những món ăn này có thể tác động nặng nề đến những vết lở loét trong miệng trẻ, gây khó khăn cho việc nhai và nuốt thức ăn.

3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lây nhiễm từ người sang người, dễ lây lan thành dịch, vì vậy để chăm sóc bé yêu tốt nhất và hạn chế tối đa tình trạng lây lan này, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ còn lại đang sống chung trong một gia đình.
  • Người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng phải đeo khẩu trang cho cả mình và trẻ. Sau khi chăm sóc xong thì phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
  • Quần áo của trẻ bị tay chân miệng phải được giặt riêng. Nếu được, nên luộc bằng nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng và nước sạch.
  • Những đồ vật dùng chung như đồ chơi, bình sữa, ly, chén của trẻ bị tay chân miệng phải dùng riêng với những trẻ khác. Đồng thời phải được làm sạch bằng xà phòng và nước sạch.
  • Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bị tay chân miệng mỗi ngày.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của phụ huynh về vấn đề trẻ bị tay chân miệng kiêng gì và nên ăn gì. Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến vì vậy khi trẻ có dấu hiệu bệnh, bố mẹ nên đưa ngay bé đến bệnh viện thăm khám để có phương án điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay