Rất nhiều thông tin gần đây cho rằng, khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân không nên chơi thể thao vì dễ khiến cho xương khớp tổn thương nhiều hơn. Điều này có đúng không hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu rõ hơn về thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao?
1. Thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao?
Khớp gối là bộ phận đảm nhận vai trò quan trọng nâng đỡ bộ phận bên trên cơ thể. Một khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thì lớp sụn bao bọc các đầu xương đã bị tổn thương nghiêm trọng. Khiến người bệnh ngày càng đau đớn. Chính điều này khiến hầu hết bệnh nhân đều cho rằng. Mắc bệnh thoái hóa khớp gối không nên chơi thể thao bởi sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Mắc bệnh thoái hóa khớp gối không có nghĩa là bạn sẽ phải từ bỏ tất cả các bộ môn thể thao. Thực tế, người bệnh có thể tham gia một số các hoạt động thể thao một cách nhẹ nhàng. Với cường độ luyện tập vừa phải, điều này sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức đầu gối. Ngăn ngừa tình trạng cứng đầu gối, giúp khớp gối hoạt động linh hoạt hơn.
2. Lợi ích của vận động với người thoái hóa khớp gối
Thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, góp phần nâng cao sức đề kháng. Tăng khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Đối với người bị thoái hóa khớp cũng vậy. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Để nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối.Tập thể dục hoặc chơi thể thao đúng cách sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho khớp. Thúc đẩy các chất dinh dưỡng, các chất nhờn lưu thông làm cho các khớp trở nên linh hoạt, hạn chế tình trạng thoái hóa tiến triển nặng hơn. Vận động cũng sẽ làm giảm ma sát ở hai đầu khớp, giúp bảo vệ sụn khớp và giảm đau cho người bệnh.
3. Các môn thể thao phù hợp cho người thoái hóa khớp gối
Bên cạnh đó, người bệnh cần phải lựa chọn cho mình bộ môn thể thao phù hợp, không được vận động quá nhiều để các chất nhờn trong cơ thể được lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, ma sát ở hai đầu khớp giảm dần, ngăn ngừa hư sụn khớp, giảm đau đớn cho người bệnh. Một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện thoái hóa khớp gối cho người bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng cho bản thân mình như:
3.1. Yoga:
Các bài yoga sẽ nhanh chóng tác động lên toàn bộ xương khớp cơ thể và hỗ trợ, giúp đầu gối linh hoạt hơn, khích thích sự tái tạo sụn khớp.
3.2. Đi bộ:
Đây là bộ môn thể thao khá phù hợp với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh không nên đi bộ quá nhiều sẽ khiến cho hai đầu xương nhanh chóng bị cọ sát, gây đau đớn.
3.3. Tập dưỡng sinh:
Môn thể thao này sẽ giúp xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân nên xoa bóp nhẹ nhàng ở hai đầu gối để kích thích tiết chất nhờn bôi trơn đầu xương.
3.4. Bơi lội:
Hoạt động thể thao này được các bác sĩ khuyến khích cho bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối, kích thích khớp gối vận động linh hoạt hơn.
Ngoài những bộ môn thể thao trên, bệnh nhân không nên chơi cầu lông, bóng chuyền, quần vợt,… Chúng sẽ khiến cho bệnh của bạn ngày càng nặng hơn. Để biết được bộ môn thể thao nào phù hợp với tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bản thân, người bệnh nên tiến hành thăm khám. Tùy thuộc vào mức độ bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh bộ môn thể thao và phương pháp điều trị thích hợp nhất.
4. Một số lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi chơi thể thao
Không chỉ là vấn đề người bị thoái hóa khớp gối nên chơi môn thể thao gì mà “chơi như thế nào” cũng rất quan trọng. Sau đây là một số lời khuyên dành cho người bị bệnh lý xương khớp trong quá trình chơi thể thao.
4.1. Khởi động, làm nóng cơ thể
Khởi động luôn là một phần bắt buộc trong việc tập luyện và chơi thể thao. Ngay cả những người hoàn toàn khỏe mạnh. Khởi động sẽ làm ấm cơ thể, làm ấm các khớp trước. Tránh tình trạng xương khớp đang ở trạng thái nghỉ ngơi lại bị tác động lực quá nhanh dễ gây tổn thương cho khớp, gân và dây chằng.
Trước khi tập thể thao, người bị khớp gối nên dành khoảng 5 phút để thực hiện một số động tác. Như duỗi, gập gối kèm theo một vài động tác vươn vai, cúi người để làm nóng toàn thân.
4.2. Thời gian vận động phù hợp
Dù là đi bộ, bơi hay đi xe đạp thì người bệnh nên tập trong khoảng thời gian sao cho phù hợp với bệnh lý và thể trạng sức khỏe của mình. Lúc nào người khỏe, tâm trạng tốt, thời tiết phù hợp thì có thể tập đến 1 giờ. Ngược lại thì có thể tập khoảng 30 phút là đủ. Quan trọng nhất là nên duy trì đều đặn mỗi ngày để duy trì kết quả tập luyện (trừ những lúc xương khớp đang bị đau).
4.3. Thực hiện đúng kỹ thuật, tránh chấn thương
Nếu tập luyện không đúng kỹ thuật sẽ có hại nhiều hơn là lợi. Đặc biệt với những người bị thoái hóa khớp, xương khớp vốn rất dễ bị tổn thương.
Với những người bị thoái hóa khớp trước khi tập luyện. Nên tìm hiểu các thông tin, các clip hướng dẫn sao cho tập đúng tư thế và đúng bài. Với những môn như yoga, tập dưỡng sinh. Thì nên có huấn luyện viên hướng dẫn để tập đúng kỹ thuật. Vì đây là những môn có sự kết hợp giữa hơi thở và các động tác và bản thân các động tác cũng cần sự chính xác để đạt được hiệu quả tối đa.
4.4. Bổ sung dưỡng chất cho khớp
Song song đó, để hỗ trợ cho việc tập thể dục thể thao. Người bị bệnh lý xương khớp nên sử dụng thêm các sản phẩm có tác dụng bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Giúp xương khớp khỏe mạnh, phòng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp hiệu quả.
Vì vậy, Huta tư vấn bạn sản phẩm XƯƠNG KHỚP HUTA. Được sản xuất từ dược liệu thiên nhiên và các hoạt chất giúp xương khớp khỏe hơn.
Xương khớp HUTA với các thành phần chính Glucosamin sulfat 2NaCl, Methysulfonyl methane, Chiết xuất vỏ cây liễu trắng, Chiết xuất nhũ hương, Nano curcumin 10%, Cao xích thược, Chondroitin 90% (Sụn vi cá mập), Collagen type II, Canxi carbonat nano, Cao vương tôn, Ngũ gia bì, Acid hyaluronic mang đến những công dụng:
- Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, bảo vệ màng sụn khớp.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp.
- Hạn chế thoái hóa các khớp (cột sống cổ, cột sống thắt lưng, vai gáy _ gối).
- Giúp khớp vận động linh hoạt.