Táo bón là bệnh lý thường gặp ở trẻ trong giai đoạn chuyển giao từ bú sữa mẹ hoàn toàn qua giai đoạn tập ăn. Bé táo bón trong giai đoạn này có nhiều nguyên nhân, các mẹ hãy đọc bài này để giúp con có thể khắc phục được tình trạng táo bón nhé
Dấu hiệu trẻ ăn dặm bị táo bón
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất phổ biến, trong đó thường gặp nhất là táo bón.
Chấn đoán sơ bộ táo bón ở trẻ là khi trẻ đi đại tiện phân khô, cứng, số lần đi đại tiện ít hơn bình thường.
Cụ thể, dấu hiệu trẻ ăn dặm bị táo bón gồm có:
- Trẻ đi ngoài ít hơn bình thường: Tình trạng táo bón được đặc trưng bởi việc đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. Tùy từng trẻ sẽ có số lần đại tiện không giống nhau. Chỉ cần thói quen đi đại tiện của trẻ có sự thay đổi so với bình thường cũng là dấu hiệu cảnh báo táo bón ở trẻ ăn dặm.
- Trẻ ăn dặm bị táo bón khi đại tiện sẽ thấy phân cứng, rời rạc, đôi khi kích thước lớn hơn
- Trẻ đại tiện khó, phải gắng sức rặn và gây đau khiến trẻ khóc, nếu dùng sức quá nhiều gây nứt kẽ hậu môn và chảy máu.
- Mỗi lần đi đại tiện của trẻ chiếm thời gian lâu hơn.
Những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón khi ăn dặm
Sau quá trình bú sữa mẹ thì bé chuyển qua giai đoạn tập ăn dặm – một giai đoạn hoàn toàn mới cho bé từ chế độ ăn từ sửa (lỏng) qua chế độ thức ăn (ăn đặc). Nên giai đoạn này bé hay bị táo bón làm mẹ lo lắng vì vậy hãy tìm nguyên nhân để giúp con khắc phục tình trạng táo bón trong giai đoạn này nhé!
1. Do đặc điểm của quá trình ăn dặm
Trước đó bé bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ đã cung cấp dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe bé, và giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé không cần phải hoạt động nhiều. Nhưng khi bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bé sẽ phải làm quen với những loại thức ăn khác, cơ thể bé chưa đủ thích nghi để có thể tiết đủ enzym giúp tiêu hóa hết chúng. Ngoài ra, những thực phẩm này thường sẽ đặc hơn so với sữa mẹ nên bé gặp tình trạng táo bón khi mới bắt đầu quá trình ăn dặm là rất bình thường.
Khi ăn dặm, phân của bé sẽ có những thay đổi nhất định so với khi bú mẹ. Phân của bé sẽ khuôn hơn, có màu đậm hơn và nặng mùi hơn, đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy bé bị táo bón dễ nhận biết như:
Trường hợp mà trẻ bị chướng bụng, không đi cầu được hay bé phải rặn đỏ mặt mỗi khi đi
Phân của bé khi khô rắn hay phân bị rắn ở phần đầu, phân nhỏ như phân dê.
2. Do sai lầm của mẹ khi cho bé ăn dặm
Thường thì có tới 99% nguyên nhân khiến bé ăn dặm bị táo bón là do những sai lầm của mẹ. Cụ thể:
2.1 Do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm:
Bé sẽ bắt đầu quá trình ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, tuy nhiên nhiều mẹ cho bé ăn dặm sớm hơn và cho bé ăn quá nhiều. Làm cho hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện và còn rất non yếu, chưa thể nào tiêu hóa được hết lượng thức ăn ngoài lớn như vậy, dẫn tới tình trạng không thể tiêu hóa hết thức ăn khiến bé bị táo bón.
2.2 Do bé uống ít sữa mẹ:
Mẹ nên biết rằng, đối với bé dưới 1 tuổi thì sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và tối ưu nhất. Không nên chỉ vì bé ăn dặm rồi mà mẹ không cho bé bú mẹ nữa. Bởi việc ăn dặm không thể bổ sung những dưỡng chất quan trọng mà chỉ có trong sữa mẹ.
Vì bú sữa mẹ bé không chỉ cung cấp các dưỡng chất mà còn cung cấp nước và các enzym giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
2.3 Do mẹ pha sữa đặc hơn:
Có nhiều mẹ lo lắng con không đủ chất dinh dưỡng nên đã pha sữa với tỷ lệ lượng sữa nhiều hơn. Làm cho bé bị quá tải dinh dưỡng khiến cơ thể không hấp thu hết chất được gây ra táo bón
2.4 Do mẹ không cho bé uống đủ nước:
Khi bé bú mẹ sẽ không cần uống nước, từ đó các mẹ có quan điểm khi bé ăn dặm cũng không cần uống nước nữa khiến bé bị táo bón khi ăn dặm
Đó là một vài những nguyên nhân khiến bé bị táo bón thường gặp. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều những nguyên nhân khiến bé bị ăn dặm khi bị táo bón như việc đổi bột ăn dặm cho bé liên tục hay việc nấu bột ăn dặm cho bé không đúng cách.
Điều trị táo bón ở trẻ ăn dặm
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ ăn dặm
Khi tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm xảy ra, mẹ cần thay đổi ngay thực đơn cho trẻ bằng việc bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất để giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ.
Đừng quên cho trẻ uống nhiều nước giúp quá trình đào thải phân ra ngoài trơn tru hơn.
2. Ngâm hậu môn với nước ấm
Nếu trẻ khó đi đại tiện, mẹ hãy thực hiện giải pháp ngâm hậu môn của trẻ vào nước ấm từ 5 – 10 phút ngay lập tức để có hiệu quả tức thì, cơ vòng hậu môn giãn ra, giúp bé dễ tống phân ra ngoài hơn. Đặc biệt là những trẻ biếng ăn, quấy khóc.
3. Massage bụng cho trẻ
Nhiều mẹ còn áp dụng massage bụng cho trẻ khi bị táo bón. Thực hiện như sau: dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, ấn lực vừa phải và chuyển động tròn xung quanh rốn của trẻ trong khoản 3 phút.
Áp dụng massage bụng đều đặn sẽ giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu, thức ăn mềm ra và chuyển động xuống dưới hậu môn dễ hơn để đào thải ra ngoài.
Các bậc bố mẹ lưu ý nếu áp dụng các biện pháp trên vẫn không cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm, cần đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp cải thiện, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.