Tại sao bé đi ngoài có mùi tanh

Hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Hệ tiêu hóa có khỏe mạnh thì bé mới hấp thu dinh dưỡng tốt để tăng trưởng và phát triển toàn diện. Ngoài tình trạng táo bón, tiêu chảy thường thấy và dễ nhận biết để chữa trị, thì trong những tháng đầu đời, bé con còn có thể mắc phải các tình trạng về tiêu hóa khác mà có thể mẹ ít nghe đến, ví dụ như bé đi ngoài có mùi tanh.
Vậy bé đi ngoài có mùi tanh là bị gì? Có cần phải chữa trị không? Giúp mẹ có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp phải tình trạng bé đi ngoài có mùi tanh, Dược phẩm Huta xin chia sẻ các thông tin sau nhé.

1. Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt?

Thức ăn của trẻ sơ sinh hoàn toàn là sữa, nhưng có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức (gọi một cách dân dã là sữa ngoài). Và mỗi loại sữa bé nạp vào sẽ thải ra một kiểu phân khác nhau. Vì vậy, để nhận biết phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường thì mẹ cần chia làm hai trường hợp như sau.

1.1. Bé bú sữa mẹ đi ngoài phân như thế nào là bình thường?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé sơ sinh bú sữa mẹ thường thải ra phân có đặc điểm sau là bình thường

Phân của bé có màu vàng sáng hoặc vàng tươi

Phân dạng lỏng nhưng không phải dạng nước như khi bị đi tiêu chảy

Cũng có trường hợp bé sơ sinh đi ra phân vón cục hoặc hơi sần

1.2. Bé bú sữa công thức đi ngoài phân như thế nào là bình thường?

Sữa công thức không được khuyến khích để thay thế sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Song nhiều trường hợp phụ nữ không thể cho con bú, thì sữa công thức là nguồn dinh dưỡng tốt thứ hai (sau sữa mẹ) cho các em bé.

Tuy nhiên, trẻ nuôi bằng sữa công thức sẽ có một số đặc điểm về tiêu hóa khác với trẻ bú sữa mẹ. Điều này là do sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng, kháng thể và dễ tiêu hóa hơn so với sữa công thức, vì vậy mà trẻ bú sữa mẹ thường có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Nếu mẹ nuôi con bằng sữa công thức chưa yên tâm về hệ tiêu hóa của bé, bạn có thể dựa vào đặc điểm phân của bé sau đây để biết được đường ruột của bé con đang khỏe mạnh.

Phân của bé con có kích thước lớn và kết cấu khô hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ

Phân màu vàng nhạt hoặc vàng nâu và không sáng màu như phân của bé bú mẹ

Phân có mùi nồng hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ

2. Bé đi ngoài có mùi tanh là bị gì?

Đến giai đoạn ăn dặm, khi bữa ăn quá nhiều hải sản thì bé cũng có thể thải ra phân có mùi tanh hơn bình thường, song mùi tanh này không đến nỗi nồng nặc, khó chịu.

Nếu bé đi ngoài có mùi tanh nồng nặc thì có thể do gặp phải các tình trạng sau đây:

Thức ăn của bé có quá nhiều đường gây kích thích đường ruột, khó tiêu dẫn đến tình trạng đầy bụng và thải phân có mùi tanh.

Mẹ nấu cháo bột chưa chín kỹ khiến ruột không hấp thụ hết dinh dưỡng. Lượng dinh dưỡng không được hấp thụ hết làm bé khó tiêu, đầy hơi và thải ra phân có mùi tanh.

Cũng có thể do bé nhiễm khuẩn đường ruột hoặc nhiễm virus rota gây tiêu chảy dẫn đến tình trạng phân của bé có mùi tanh.

Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối và tanh hôi, bé có thể đang bị rối loạn tiêu hóa, không dung nạp lactose, hoặc bị bệnh xơ nang.

Như vậy, khi thấy phân của bé có mùi tanh kèm theo các triệu chứng khác ngày thường như bé quấy khóc, lười bú, ngủ không ngon giấc, xì hơi nhiều, đi phân lỏng và nhiều hơn thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám ngay nhé.

3. Cách điều trị tình trạng bé đi ngoài có mùi tanh

3.1. Chế độ ăn hợp lý:

Với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn:

Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý, hạn chế những thức ăn dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh, trái cây để đảm bảo chất lượng sữa mà trẻ đang bú.

Với trẻ sự dụng sữa công thức:

Mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp với trẻ để tránh tình trạng khó tiêu.

3.2. Với trẻ bắt đầu ăn dặm:

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi.

Khẩu phần ăn của bé cần có đầu đủ các nhóm chất: carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất.

Cho bé ăn theo nhu cầu, tránh tình trạng ép con ăn.Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng đầy hơi trướng bụng.

Tạm thời không cho trẻ ăn tôm, cua, các loại hải sản khác khi đang gặp tình trạng trẻ đi ngoài có mùi tanh. Vì các thực phẩm này khó tiêu, làm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, đây là những thực phẩm có khả năng kích ứng đường tiêu hóa cao.

3.3. Bổ sung lợi khuẩn cho bé.

Bổ sung lợi khuẩn giúp lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, đồng thời suy trì một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Chúng ta có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé từ nhiều nguồn như sữa chua hay men vi sinh. Và sản phẩm các bố mẹ không thể bỏ qua đó men ENTERO HUTA.

ENTERO HUTA có chứa 3 tỷ lợi khuẩn Bacillus sinh bào tử. Chống lại tác động của acid dịch vị, nhiệt độ, chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ thường.

Đặc biệt, trong ENTERO HUTA có lợi khuẩn Bacillus coagulans rất quan trọng:

  • Theo các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng B. coagulans điều trị dứt điểm tiêu chảy và táo bón.
  • B. coagulans là vi khuẩn duy nhất có khả năng hình thành bào tử bảo vệ men tốt hơn. Sản sinh acid lactic làm giảm độ pH. Môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn và ngăn ngừa hại khuẩn
  • Đây là lợi khuẩn rất khó sống khi bảo quản và sản xuất. Nên rất ít sản phẩm trên thị trường chứa lợi khuẩn B. coagulans.

Sản phẩm được các mẹ dùng cho con hay cả gia đình trong những trường hợp:

  • Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, đi ngoài phân sống, táo bón
  • Dùng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay