Mẹo dùng dược liệu hoa hòe chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng vì vừa có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ vừa điều hòa huyết áp và ngăn ngừa các bệnh xuất huyết. Nếu thực hiện đúng cách, bạn có thể kéo dài giấc ngủ từ 7 – 8 giờ đồng hồ/ ngày và hạn chế tình trạng thức giấc giữa đêm. Hãy cùng Dược phẩm Hutaphar tìm hiểu tác dụng của hoa hòe với chứng mất ngủ ở bài viết sau.
1. Vài nét chung về cây hoa hòe
Hoa hòe là vị thuốc quen thuộc với dân gian. Hoa hòe có màu trắng, mọc thành chùm và nở vào tháng 5 – 8 hằng năm.
Hoa hòe có mùi thơm đặc trưng với vị đắng nhẹ, thành phần chứa một loạt các hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao và có lợi cho sức khỏe. Flavonoid, oxymatrine và troxerutin có trong hoa hòe, là các hợp chất đóng vai trò chống oxy hóa mạnh mẽ và đã nhiều lần được chứng minh là hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn.
Thời điểm lý tưởng để thu hoạch hoa hòe là khi nụ hoa còn chưa nở, sau đó phơi hoặc sấy khô để làm thuốc điều trị một số loại bệnh lý hoặc pha trà uống với công dụng thanh nhiệt, giải độc ngày hè.
Nụ hoa chưa nở là bộ phận chiết xuất rutin chủ yếu, được dùng làm dược liệu vì lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất. Nếu hoa đã nở, hàm lượng rutin giảm rõ rệt dẫn tới chất lượng dược liệu cũng giảm. Do vậy, thời điểm lý tưởng để thu hoạch dược liệu này là khi có nhiều nụ to, chưa nở thành hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn.
2. Tác dụng của hoa hòe với chứng mất ngủ
Theo đông y, dược liệu này có vị đắng, tính hơi lạnh, tác dụng chỉ huyết, an thần, lương huyết và thanh nhiệt.
Do đó sử dụng hoa hòe có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nóng trong người và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài những tác dụng nói trên, dùng hoa hòe còn có tăng độ bền thành mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp và chứng suy giãn tĩnh mạch thường gặp như bệnh trĩ,…
Bài thuốc hoa hòe chữa mất ngủ thích hợp với người cao tuổi, người khó ngủ do cao huyết áp, nóng trong người,…
3. Dùng hoa hòe chữa mất ngủ
Hoa hòe là vị thuốc nam quý, có nhiều lợi ích và công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên để tận dụng hết các thành phần trong dược liệu, bạn cần thực hiện bài thuốc đúng cách.
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng hoa hòe để cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ trằn trọc, thường xuyên thức dậy giữa đêm và nâng cao sức khỏe.
3.1. Trà hoa hòe giúp an thần, dễ ngủ
Trà hoa hòe có tính mát, tác dụng giải nhiệt, thanh lọc độc tố và giúp ngủ ngon. Ngoài ra loại trà này còn hỗ trợ giảm cân và kiểm soát các triệu chứng của bệnh xương khớp do tác dụng chống viêm mạnh.
Uống 1 tách trà hoa hòe ấm trước khi đi ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và kéo dài thời gian ngủ trong khoảng 7 – 9 giờ đồng hồ/ ngày.
Chuẩn bị:
Khoảng 10 – 15g hoa hòe khô
Hoặc dạng trà túi lọc
Thực hiện:
Đem hãm túi lọc với nước sôi và uống trực tiếp
Với hoa hòe khô, bạn nên tráng sơ ấm, tách và hoa hòe với nước sôi rồi đổ đi.
Sau đó hãm trà với 200ml nước.
Khi hoa hòe ngấm nước sẽ chìm xuống đáy tách.
Dùng uống từng ngụm trước khi ngủ để giảm triệu chứng khó ngủ.
3.2. Bài thuốc hoa hòe chữa chứng khó ngủ
Bài thuốc chữa chứng khó ngủ bao gồm hoa hòe và hạt muồng (thảo quyết minh). Tương tự như hoa hòe, hạt muồng có tính hơi hàn, tác dụng hạ áp, minh mục và an thần. Phối hợp hai loại dược liệu này có thể điều hòa huyết áp, giải độc, thanh nhiệt và giúp ngủ ngon.
Chuẩn bị:
Hạt muồng 40g
Hoa hòe 40g
Thực hiện:
Đem các vị sấy khô và tán thành bột mịn
Mỗi lần dùng 4 – 5g uống với nước
Ngày dùng 2 lần
Bạn nên dùng bài thuốc này sau khi dùng bữa trưa và bữa tối.
4. Lưu ý khi sử dụng trà hoa hòe
Tuy trà hoa hòe rất có lợi cho sức khỏe của con người nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng thức uống này. Có một số lưu ý khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, như:
Những người hay đau bụng hoặc ăn kém. Chậm tiêu nên hạn chế sử dụng do hoa hòe có tính lạnh, sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. Nếu muốn sử dụng, cần phải có sự tư vấn từ các chuyên gia, thầy thuốc để đảm bảo an toàn.
Những người có cơ địa huyết áp thấp cũng nên tránh sử dụng. Vì cây hoa hòe có công dụng làm giảm huyết áp cho các đối tượng bị cao huyết áp. Vì vậy những người huyết áp thấp nếu sử dụng sẽ gây chóng mặt hoặc choáng.