:
Số người bị suy nhược thần kinh hiện nay đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt ở những người lao động trí óc gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu những lưu ý cho người bênh suy nhược thần kinh nhé!
1. Suy nhược thần kinh là bệnh gì?
Suy nhược thần kinh là một hội chứng có tên khoa học là Da Costa. Nằm trong nhóm các rối loạn thần kinh chức năng. Cụ thể là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não và trung khu dưới vỏ do tế bào não bộ làm việc quá sức dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của cơ thể.
Suy nhược thần kinh khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu và nhiều triệu chứng khác khiến sức khỏe tinh thần suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là các vấn đề tâm lý tiêu cực như: căng thẳng, stress, làm việc quá sức, mâu thuẫn, lo âu quá mức,…
Số người bị suy nhược thần kinh hiện nay đang ngày càng tăng, đặc biệt ở nhóm đối tượng làm việc trí óc. Vì thế kiến thức bệnh lý và cách phòng ngừa, điều trị suy nhược thần kinh được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu.
2. Suy nhược thần kinh dẫn tới các bệnh
2.1. Suy nhược thần kinh dẫn đến chứng kích thích suy nhược
Hội chứng kích thích suy nhược là mức độ nặng hơn của suy nhược thần kinh, người bệnh khó kiểm soát tâm trạng, dễ bị kích thích quá mức với các yếu tố tác động như: lo âu, căng thẳng, sợ hãi, kích thích do tiếng động nhỏ hoặc mùi hương lạ,… Ngoài ra, người mắc chứng bệnh này thường gặp tình trạng rối loạn hormone và trao đổi chất, cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu kéo dài.
2.2. Mất ngủ
Hầu hết bệnh nhân suy nhược thần kinh gặp vấn đề về giấc ngủ, cụ thể là chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ,… Hậu quả là sức khỏe sụt giảm, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn sau khi thức dậy hoặc kéo dài cả ngày.
Tình trạng mất ngủ cùng các triệu chứng suy nhược thần kinh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
2.3. Triệu chứng rối loạn thần kinh
Suy nhược thần kinh còn dẫn đến nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh như đau cột sống, buốt xương sống, tê buốt tay chân, mỏi vùng cổ,… Ngoài ra, hoạt động của các cơ quan nội tạng, mắt và thần kinh khác cũng bị ảnh hưởng và suy giảm.
2.4. Rối loạn thực vật
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chứng suy nhược thần kinh với rối loạn thực vật và nội tạng đa dạng. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện bất thường như: đánh trống ngực, hạ huyết áp, tăng thân nhiệt, đau tim, tăng tiết mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt ở nữ hoặc liệt dương ở nam,…
2.5. Trầm cảm
Suy nhược thần kinh và trầm cảm là hai chứng bệnh nguy hiểm có mối liên hệ chặt chẽ. Các triệu chứng rối loạn tinh thần sẽ nâng dần đến trầm cảm. Khi đó, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: buồn rầu, kém ăn uống, chán nản, khó ngủ, không có hứng thú với công việc và nhiều sở thích trước đó.
Trầm cảm lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến giảm khả năng làm việc, tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn là khiến bệnh nhân có ý định tự sát để giải thoát bản thân.
Có thể thấy, suy nhược thần kinh là mối nguy hiểm sức khỏe tiềm ẩn. Triệu chứng bệnh có thể khiến nhiều người chủ quan song có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
3. Một số lưu ý cơ bản dành cho người bị suy nhược thần kinh:
3.1. Chế độ dinh dưỡng:
Nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và lượng calo trong ngày. Bổ sung khoáng chất, vitamin và ăn nhiều thực phẩm chứa magie( rau muống, rau mồng tơi, hạch nhân,…). Dùng thức ăn cung cấp tryptophan giúp an thần( chuối, đậu phồng, hạt sen, thịt gà,…)
Không nên sử dụng thức ăn chứa nhiều chất béo, nhiều đường.
Không sử dụng chất kích thích, đồ cay nóng, vitamin C, đường tinh chế, muối vào buổi tối.
3.2. Chế độ sinh hoạt
Ngủ đều đặn và đúng giờ. Với người suy nhược thân kinh ngủ 8-9h/ ngày là hợp lý.
Cần duy trì thói quen thể dục thể thao, vận động vào sáng sớm giúp thư giãn thần kinh.
Tránh áp lực công việc, phân bố thời gian học lập, lao động, nghỉ ngơi hợp lý.
Tăng cường chia sẻ, giao tiếp với mọi người xung quanh
Nói chuyện với người thân, bạn bè hay người yêu về những vấn đề gặp phải.
Tìm kiếm các cộng đồng, hội nhóm giúp hỗ trợ những người gặp vấn đề tương tự như bạn.