Sụt cân ở trẻ là tình trạng đáng báo động mà cha mẹ cần chú ý. Nếu sụt cân do nguyên nhân bệnh lý mà không được phát hiện kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy, tại sao trẻ sụt cân? Làm thế nào để giải quyết tình trạng này của con? Cha mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
9 nguyên nhân khiến trẻ bị sụt cân
1. Táo bón
Táo bón là nguyên nhân thường gặp gây sụt cân ở trẻ. Khi bị táo bón, phân tích tụ lại lâu ngày không thoát ra được gây chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu. Lâu dần dẫn đến chứng biếng ăn, kém hấp thu. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm lớn.
Trẻ bị táo bón có thể do:
- Lười uống nước
- Lười vận động
- Ăn ít rau, hoa quả
2. Loạn khuẩn ruột
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, trong đó lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây biếng ăn, nhẹ cân ở trẻ em. Thông thường, trong ruột người có một hệ vi sinh vật đa dạng sống cộng sinh với 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Bất kỳ một lý do gì đó phá vỡ tỷ lệ này, ví dụ: dùng kháng sinh, ngộ độc thực phẩm,… đều gây nhiễm trùng ruột với những triệu chứng như đi ngoài phân sống, mất nước, rối loạn điện giải.
3. Thực đơn không đủ dinh dưỡng
Đối với các bé từ 0 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên mẹ vẫn cần cho bé bú đến 24 tháng vì trong sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất và kháng thể cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhiều mẹ cai sữa cho trẻ quá sớm, dẫn đến trẻ bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.
Ngoài ra, cha mẹ có bao giờ để ý đến lượng chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn của bé. Rất nhiều mẹ bỉm chia sẻ con ăn nhiều nhưng sao vẫn không lên cân? Vậy thì mẹ cần bổ sung cho bé tinh bột, thịt cá, rau củ, hoa quả đảm bảo đủ lượng và chất.
4. Món ăn không hấp dẫn
Trẻ con thường chán ăn khi chúng nhìn thấy thức ăn không hấp dẫn, không bắt mắt và không có mùi vị. Vì vậy, cha mẹ cần chịu khó thay đổi món ăn hằng ngày cho phong phú và ngon miệng để kích thích trẻ thèm ăn.
5. Cơ thể bé thiếu enzyme tiêu hóa
Cơ thể trẻ em chưa phát triển toàn diện nên nhiều bé sẽ không tiết ra đủ lượng enzyme để tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi ăn vào các chất thô sẽ không được chuyển hóa khiến trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng.
6. Thuốc làm bé sụt cân
Mặc dù ít gặp nhưng một số thuốc cũng gây nên tình trạng giảm cân ở bé khi sử dụng quá liều và dài ngày. Có thể kể đến các thuốc như:
– Hóa trị liệu ung thư: Các thuốc điều trị ung thư còn được gọi là thuốc độc tế bào. Nghĩa là thuốc có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, các thuốc này còn tiêu diệt cả tế bào bình thường của cơ thể. Kết quả là làm cho cơ thể của trẻ sau mỗi đợt hóa trị ngày càng gầy sút.
– Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc trong nhóm chống trầm cảm SSRI như citalopram, fluoxetine,… có thể gây ra các tác dụng phụ: buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, giảm cân, mất ngủ…
7. Tiểu đường
Tiểu đường ngày nay không chỉ xuất hiện ở người lớn mà độ tuổi bị tiểu đường ngày càng trẻ hóa. Trẻ khi mắc bệnh tiểu đường thường sẽ xuất hiện 4 triệu chứng “nhiều”: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. Nguyên nhân là do khi đường máu tăng cao nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể sẽ tiết ra các hóc – môn báo hiệu cho trẻ biết cơ thể đang đói. Tuy nhiên, trẻ ăn uống rất nhiều nhưng glucose lại ở trong máu mà không thể vào tế bào, kết quả là cân nặng ngày càng giảm. Bệnh đái tháo đường nếu để lâu mà không được điều trị đúng cách thì dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như loét bàn chân, giảm thị lực, suy thận,…
8. Căng thẳng
Trẻ bị stress ngày càng nhiều. Điều này có thể xuất phát từ việc ở nhà, cha mẹ thường dọa nạt hoặc bắt ép con ăn bằng đủ mọi cách. Hay như căng thẳng trong điểm số, cãi nhau với bạn bè,… cũng là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bỏ bữa. Vì vậy, hãy tạo tâm lý thoải mái và lắng nghe tâm sự của con. Một đứa trẻ luôn vui tươi yêu đời sẽ ăn ngủ ngon, tránh được nhiều bệnh tật hơn.
9. Mọc răng
Khi răng sữa bắt đầu nhú lên, nướu dần dần nứt ra. Đây là nguồn cơn khiến bé bị đau và khó chịu, dẫn đến biếng ăn, thậm chí bỏ ăn. Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ còn bị tiêu chảy khi mọc răng làm trẻ mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn. Nếu không có biện pháp khắc phục tức thời, tình trạng trên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
Lời khuyên cho cha mẹ
Để cải thiện tình trạng sụt cân của trẻ, các bậc phụ huynh hãy áp dụng những biện pháp sau:
1. Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ
Cha mẹ đừng bao giờ dọa nạt hay bắt ép trẻ ăn bằng được. Hãy lắng nghe cơ thể con. Hãy tìm ra nguyên nhân khiến con biếng ăn trước rồi cùng con giải quyết vấn đề. Nếu con đang bị căng thẳng vì kì thi hoặc điểm số thấp, cha mẹ có thể dẫn bé đi chơi để giải tỏa áp lực cho trẻ.
2. Thay đổi thực đơn đa dạng
Đừng để bé ăn một món lặp lại trong nhiều ngày, bé sẽ cảm thấy nhàm chán. Thay vì vậy, cha mẹ nên chế biến các món ăn phong phú, nhiều màu sắc, nhiều hương vị để kích thích bé ăn ngon.
3. Cho trẻ đi khám chuyên gia dinh dưỡng
Nếu bé bị sụt cân do bệnh lý, mẹ cần cho bé đến khám tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa dinh dưỡng kịp thời. Tránh để lâu khiến cho tình trạng của bé ngày càng nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Bổ sung enzyme tiêu hóa
Với những trường hợp trẻ bị biếng ăn do thiếu enzym tiêu hóa, mẹ hãy tham khảo sản phẩm Ăn ngon yến sào Huta để hỗ trợ tiêu hóa cho con.
Ăn ngon yến sào Huta giúp bổ sung các enzym tiêu hóa thiết yếu cho cơ thể trẻ như enzyme protease, enzyme lipase, enzyme amylase để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa hoạt chất 6000mg yến sào giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, kết hợp cùng kẽm gluconate và thymomodulin giúp tăng cường đề kháng cho bé. Đặc biệt, ăn ngon yến sào Huta được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn WHO-GMP và đã được Bộ y tế chứng nhận chất lượng.
Kết luận: Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho cha mẹ về nguyên nhân gây sụt cân ở trẻ và các giải pháp cần áp dụng ngay để con tăng cân, chóng lớn.