Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Sau khi sinh có rất nhiều sản phụ rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh ở bài viết sau.

1. Các biểu hiện của chứng mất ngủ sau sinh

Các triệu chứng chính của chứng mất ngủ sau sinh là khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cả hai. Mất ngủ cũng có thể khiến bà mẹ thao thức trên giường, chỉ ngủ trong thời gian ngắn hoặc thức dậy quá sớm. Những rối loạn giấc ngủ này sau đó dẫn đến một số vấn đề sức khoẻ khác, bao gồm:
  • Lo lắng: Phụ nữ bị mất ngủ sau sinh thường dễ bị lo lắng và trầm cảm trong thời kỳ hậu sản. Bản thân lo lắng có thể dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn, vì vậy đây có thể trở thành một nguyên nhân gây mất ngủ.
  • Mệt mỏi: Do không được ngủ đủ giấc nên những người bị mất ngủ cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày. Đồng thời cũng thường gặp khó khăn khi tập trung khi suy nghĩ hoặc làm việc.
  • Khó chịu: Khi không ngủ được, người bệnh sẽ cảm thấy cáu kỉnh hơn bình thường một cách tự nhiên. Mất ngủ có thể dẫn đến đau đầu vào ban ngày, điều này cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu.
  • Thay đổi tâm trạng: Các bà mẹ mới sinh thường cảm thấy họ thường xuyên thay đổi tâm trạng. Đây có thể là sự kết hợp của sự thay đổi nội tiết tố và thiếu ngủ.
  • Buồn bã: Mất ngủ có thể dẫn đến cảm giác buồn bã suốt cả ngày. Các bà mẹ mới sinh thường cảm thấy buồn hoặc khóc trong thời kỳ hậu sản. Trong trường hợp lo lắng rằng bản thân có thể bị trầm cảm sau sinh, các bà mẹ cần chia sẻ với người thân và nên đi khám sớm để được can thiệp phù hợp.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

2.1. Do trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm

Nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng mất ngủ sau sinh vì nhiều lý do. Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh học (chu kỳ ngủ – thức tự nhiên) sau khi sinh, có nghĩa là chúng thường xuyên thức giấc suốt đêm. Bản thân người mẹ cũng trải qua những thay đổi về thể chất khiến giấc ngủ trở nên khó khăn.

2.2. Do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là một yếu tố nguy cơ gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị thiếu máu, đặc biệt là ngay trước khi sinh. Phụ nữ bị ra máu nhiều khi sinh nở có thể bị thiếu máu trong thời kỳ hậu sản. Và người có mức độ sắt thấp sau khi sinh sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ sau sinh.

2.3. Thay đổi nội tiết tố

Các bà mẹ mới sinh phải trải qua những thay đổi mạnh mẽ về nội tiết tố sau khi chuyển dạ và sinh nở. Sau khi một đứa trẻ sinh ra, mức progesterone của người mẹ giảm xuống. Progesterone có đặc tính gây buồn ngủ và sự suy giảm này khiến sản phụ khó ngủ hơn.

2.4. Lo lắng, rối loạn tâm trạng sau sinh

Mất ngủ sau sinh có liên quan đến các rối loạn tâm trạng sau sinh như trầm cảm hoặc lo lắng. Khoảng 12% –18% các bà mẹ mới sinh bị rối loạn tâm trạng sau sinh và mất ngủ là một trong những dấu hiệu sớm nhất.

2.5. Nhịp sinh học của cơ thể thay đổi

Hầu hết phụ nữ trải qua những thay đổi về mức độ melatonin (một hoạt chất mà não tạo ra, nó được gọi là hormone giấc ngủ vì nó cho bạn biết khi nào nên đi ngủ và thức dậy).
Khi mô hình giấc ngủ bình thường bị gián đoạn, nhịp sinh học của cơ thể thay đổi là điều tự nhiên. Điều này có thể khiến bà mẹ khó đi vào giấc ngủ, ngay cả khi họ kiệt sức.

3. Biện pháp cải thiện và ngăn ngừa chứng mất ngủ sau sinh

3.1. Hãy đi ngủ khi em bé ngủ

Lời khuyên này có vẻ rất cũ nhưng rất hiệu quả. Các bà mẹ mới sinh cần được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, đặc biệt là khi họ ngủ không ngon vào ban đêm. Khi em bé ngủ vào ban ngày, các bà mẹ hãy tranh thủ tận dụng thời gian đó để bản thân được nghỉ ngơi.

3.2. Chuẩn bị các điều kiện để có giấc ngủ tốt

Để giúp bản thân được thư giãn vào ban đêm, cần trang bị phòng ngủ của bà mẹ và em bé thoải mái nhất có thể. Cố gắng giữ phòng yên tĩnh, mát mẻ vào ban đêm để giúp dễ ngủ. Phòng ngủ càng tối thì cơ thể bạn càng dễ dàng thư giãn và đi vào giấc ngủ.
Nên xem xét loại bỏ điện thoại, máy tính hoặc ti vi khỏi phòng của bà mẹ và em bé. Chuẩn bị một tấm nệm tốt, chăn gối sạch sẽ sẽ giúp mẹ và em bé có được một giấc ngủ ngon và khoẻ mạnh hơn khi tỉnh giấc.

3.3. Giảm lo lắng và căng thẳng

Những suy nghĩ căng thẳng và lo lắng có thể khiến giấc ngủ trở nên khó khăn. Vì vậy, người mẹ phải tìm cách giải tỏa căng thẳng để cải thiện triệu chứng mất ngủ.

3.4. Tập luyện nhẹ nhàng

Hoạt động thể chất hàng ngày là một biện pháp đã được chứng minh giúp cải thiện giấc ngủ. Vận động, đi bộ vào buổi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Cần lưu ý tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, vì điều này có thể cản trở khả năng đi vào giấc ngủ.
Mất ngủ sau sinh là một vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải sau khi vượt cạn. Nếu mất ngủ kéo dài, đừng ngần ngại đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được hỗ trợ, thăm khám điều trị, tránh để việc mất ngủ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay