Làm thế nào để bà bầu bổ sung sắt không gây táo bón

Bà bầu khi uống sắt thường có tác dụng phụ là gây ra táo bón. Nếu thấy các dấu hiệu như đi đại tiện dưới 3 lần / tuần, phân khô cứng khó đi có thể bạn đã bị táo bón. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu bà bầu bổ sung sắt thế nào để không gây táo bón ở bài viết này nhé!

1. Sắt có tác dụng gì đối với cơ thể mẹ bầu

Trong giai đoạn mang thai, phần thể tích máu của người mẹ tăng khoảng 50% để nuôi dưỡng bào thai. Chính vì vậy mà ở giai đoạn này mẹ sẽ cần 1000mg sắt để làm tăng khối lượng máu. Không chỉ cung cấp cho thai nhi mà còn bù lượng máu mất lúc sinh.

Những tác dụng của sắt đối với cơ thể mẹ bầu:

  • Sắt là nguồn nguyên liệu tổng hợp hemoglobin giúp hồng cầu có màu đỏ. Và vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể mẹ và thai nhi.
  • Có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của mô cơ bằng cách kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng.
  • Đối với phụ nữ mang thai việc bổ sung sắt tạo nên một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

2. Có 2 nguyên nhân gây ra táo bón khi bà bầu bổ sung sắt là:

Để hấp thụ được những khoáng chất trong một số loại sắt. Cơ thể cần cung cấp một lượng nước lớn nhưng bà bầu lại không uống đủ số nước cần thiết.

Do thành phần các khoáng chất có trong loại sắt bạn đang uống không hấp thu được vào cơ thể. Lượng khoáng chất đấy phải thải ra ngoài và vô tình trở thành gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị táo bón.

3. Bà bầu nên bổ sung sắt thế nào để không bị táo bón

3.1. Nạp đủ lượng sắt theo nhu cầu cơ thể

Không thể vì ngại bị táo bón mà không tiếp tục bổ sung sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu. Cách tốt nhất mẹ bầu cần làm là chọn loại sắt tốt, ít gây tác dụng phụ. Và điều quan trọng là cần tính toán để bổ sung sắt ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mà thôi.

3.2. Bổ sung thực phẩm

Sắt có khá nhiều trong thực phẩm. Để việc bổ sung sắt có hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn do thuốc bổ sung sắt có thể gây ra thì trước tiên mẹ bầu cần lưu ý bổ sung sắt từ chế độ ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu sắt có thể kể tới như: gan động vật, tiết, tim, các loại thịt đỏ, rau có màu xanh thẫm…

Sắt sẽ được hấp thu tốt hơn khi được bổ sung cùng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi… Nên hạn chế các loại trà: trà xanh, trà thảo mộc… để sắt không bị giảm hấp thu.

Chỉ bổ sung sắt khi chế độ ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Chỉ bổ sung sắt ở liều tối thiểu mà cơ thể có thể hấp thu được. Tốt nhất mẹ bầu nên bổ sung sắt hữu cơ giúp dễ hấp thu như ferolic Huta. Bổ sung sắt ở liều càng cao sẽ càng gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Táo bón khi bổ sung sắt chính là một trong các biểu hiện thường gặp của tình trạng bổ sung sắt liều cao.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam. Phụ nữ mang thai bình thường chỉ cần bổ sung khoảng 27-30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).

Ngoài ra, bà bầu cũng cần tập luyện thể dục nhẹ nhàng thường xuyên. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn sữa chua hàng ngày. Bổ sung thêm Nhuận tràng Huta cũng góp phần cải thiện tình trạng táo bón rất tốt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay