Khi nào thì nên cắt tử cung.

Tử cung  là các bộ phận quan trọng đối sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên có nhiều lý do bất khả kháng bắt buộc loại bỏ cơ quan này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu khi nào thì nên cắt tử cung ở bài viết sau.

1. Vai trò của tử cung đối với phụ nữ

Tử cung (hay còn gọi là dạ con) là một phần trong hệ sinh dục của phụ nữ. Nằm ở vị trí sau bàng quang, trước trực tràng. Liên kết với âm đạo qua phần cổ tử cung. Đối với nữ giới, tử cung có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai, phát triển thai nhi. Hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt,…

2. Khi nào thì nên cắt tử cung:

Ung thư cổ tử cung.

U xơ tử cung có kích thước lớn hoặc có nguy cơ u ác tính.

Tử cung ở tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc chảy máu kéo dài.

Vỡ tử cung trong thai kỳ hoặc trong quá trình sinh con, đặc biệt đối với phụ nữ sinh trên vết mổ cũ trước đó.

Tình trạng lạc nội mạc tử cung không cải thiện sau quá trình điều trị bằng thuốc.

Sa tử cung nặng có nguy cơ làm suy giảm chức của các cơ quan khác.

Chấn thương vùng chậu gây dập nát tử cung.

Phụ nữ có nhu cầu cắt bỏ tử cung khi không có mong muốn mang thai, tuy nhiên điều này không được bác sĩ, chuyên gia khuyến khích thực hiện.

3. Những ảnh hưởng khi cắt tử cung

Nhìn chung cắt tử cung được đánh giá mức độ an toàn, nhưng không loại trừ nguy cơ ảnh hướng sức khỏe sau phẫu thuật. Bởi vì sau khi loại bỏ các bộ phận này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý như:

  • Chứng suy giảm nhận thức,
  • Giảm trí nhớ, parkinson,
  • Bệnh đột quỵ, tinh thần căng thẳng thường xuyên dễ dẫn đến trầm cảm,
  • Suy giảm nội tiết tố ảnh hưởng đến xương khớp,…
  • Đối với bệnh nhân cắt tử cung do ung thư ở giai đoạn đã có dấu hiệu di căn thì có nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cao. Cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

4. Những thay đổi sau khi cắt tử cung

4.1. Không còn khả năng mang thai

Thực tế đối với phụ nữ cắt tử cung một phần hoặc toàn phần đều mất khả năng mang thai vì tử cung là nơi giúp giữ và nuôi dưỡng bào thai.

4.2. Mất kinh nguyệt

Trường hợp cắt tử cung nhưng không cắt buồng trứng thì có thể gây ra tình trạng mất kinh nguyệt mặc dù vẫn có hormone. Điều này được giải thích do kinh nguyệt là kết quả của quá trình bong tróc nội mạc tử cung khi không có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Vì thế, nếu cắt tử cung sẽ dẫn đến tình trạng không có kinh nguyệt hoặc có nhưng rất ít.

4.3. Mất cân bằng nội tiết tố

Khi cắt tử cung đều có nguy cơ gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Điều này dẫn đến một số tình trạng như: bốc hỏa, thay đổi tâm trạng thất thường, rối loạn giấc ngủ, hay quên, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt,…

5. Chăm sóc phụ nữ sau cắt tử cung

Phụ nữ sau khi trải qua quá trình phẫu thuật cắt tử cung không chỉ cần chăm sóc về mặt thể chất mà cần được quan tâm về tinh thần.

Một số lưu ý khi chăm sóc phụ nữ sau phẫu thuật như:

  • Thường xuyên kiểm tra vết mổ sau phẫu thuật để tránh viêm nhiễm.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, dễ tiêu hoá như cháo, canh súp,…
  • Vận động nhẹ nhàng.
  • Vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn bác sĩ.
  • Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau nhức dữ dội, sốt,…
  • Người thân nên quan tâm, chia sẻ với bệnh nhân để tránh ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần sau phẫu thuật.
  • Có thể quan hệ tình dục sau 3 – 4 tháng phẫu thuật.
  • Sau 3 – 4 tuần duy trì tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày để tránh nguy cơ tăng cân đồng thời giúp thư giãn tinh thần.
  • Có thể bổ sung các loại thuốc hỗ trợ tăng cường hormone nữ tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay