Ho kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Vậy có nên dùng thuốc kháng sinh để chấm dứt tình trạng ho kéo dài này không? Hãy cùng dược phẩm Huta tìm hiểu nhé.
1. Tình trạng ho kéo dài dai dẳng là gì?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch đường hô hấp, tống các chất kích thích: vi khuẩn, bị bẩn, dịch nhầy hoặc các dị vật ra khỏi cổ họng và phổi. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài liên tục trong vài ngày liên tiếp thậm chí lên đến cả vài tuần vẫn không thuyên giảm mặc dù đã thử nhiều phương pháp khác nhau. Đó gọi là ho kéo dài dai dẳng.
Theo các chuyên gia y tế, ho kéo dài có thể chia thành 3 nhóm chính:
Ho cấp tính: Kéo dài dưới 3 tuần.
Ho bán cấp: Kéo dài từ 3 – 8 tuần.
Ho mãn tính: Kéo dài trên 8 tuần.
2. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng ho kéo dài
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho kéo dài thường:
Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus: Khi vi khuẩn hoặc virus tấn công xâm nhập vào hệ hô hấp, cơ thể sẽ tạo ra phản xạ tự nhiên là ho để tống chúng ra ngoài.
Dị ứng hoặc hen suyễn: Khi bạn hít phải các tác nhân gây kích ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật,… cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách ho để loại bỏ dị vật đó.
Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch axit từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng gây nên ho và đặc biệt ho nhiều vào ban đêm.
Ô nhiễm không khí hoặc khói thuốc lá: Một trong những nguyên nhân ngoại cảnh khác cũng gây nên tình trạng ho kéo dài là do khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá. Chúng kích thích đường hô hấp khiến cơ thể phản ứng bằng cách ho dai dẳng.
3. Ho kéo dài dai dẳng có nên dùng thuốc kháng sinh không?
Nhiều người thường cho rằng, dùng thuốc kháng sinh là cách nhanh nhất để chữa tình trạng này. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì:
Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn: Nếu nguyên nhân ho là do các trường hợp khác thì việc dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả mà khiến cơ thể thêm mệt hơn.
Lạm dụng kháng sinh dẫn đến nhờn thuốc: Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả của thuốc khiến bệnh khó điều trị hơn. Hơn thế nữa, cũng giống như các loại thuốc khác sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra một vài tác dụng phụ (nếu có) như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,…
4. Cách xử lý ho kéo dài không cần dùng kháng sinh mà vẫn hiệu quả
Trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ của việc ho để có thể áp dụng những biện pháp sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả nhất.
Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên như uống nước mật ong pha chanh ấm để làm dịu cổ họng. Một số sản phẩm xịt họng thảo dược có thành phần từ tự nhiên như xuyên tâm liên, cam thảo, keo ong,… giúp kháng khuẩn, giảm đau rát, giảm ho hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ nước đặc biệt là nước ấm sẽ giúp làm loãng đờm, làm dịu niêm mạc họng và hỗ trợ đẩy chất dịch nhầy ra ngoài. Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, đặc biệt là không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.
5. Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị ho?
Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự cho phép của bác y bác sĩ có chuyên môn. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh như:
Ho do nhiễm khuẩn (viêm phổi, viêm phế quản,…) được xác định qua xét nghiệm.
Ho có đờm đặc màu vàng, xanh hoặc có mùi hôi, đây là du hiệu của nhiễm trùng.
Ho kèm theo sốt cao kéo dài, khó thở, đau tức ngực,… hoặc một số trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng ở họng, mũi hoặc phế quản.
Ho kéo dài dai dẳng là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất. Nếu tình trạng này không thuyên giảm hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
> Bài viết liên quan: Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em