Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung bạn cần biết

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý không nguy hiểm, nhưng lại mang đến nhiều bất tiện và cảm giác đau đớn mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy cùng Dược phẩm Hutaphar tìm hiểu dấu hiệu lạc nội mạc tử cung để có biện pháp chữa trị.

1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài hoặc ngay tại tử cung. Thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu. Tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng. Dẫn đến hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi hành kinh.

“Nội mạc tử cung” là thuật ngữ chỉ lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bị bong ra nếu quá trình thụ thai không diễn ra.

Nếu khối lạc nội mạc cổ tử cung tiếp tục tăng trưởng, sẽ gây ra một loạt vấn đề như:

  • Làm tắc ống dẫn trứng khi khối u bao phủ hoặc làm tổn thương buồng trứng. Máu bị kẹt trong buồng trứng có khả năng tạo thành u nang.
  • Viêm (sưng tấy), đau bụng nhiều khi hành kinh.
  • Hình thành mô sẹo và kết dính (loại mô có khả năng liên kết các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau vùng chậu và khiến người bệnh khó thụ thai

2. Các vấn đề về ruột và bàng quang.

Có 4 giai đoạn chính :

  • Giai đoạn I (rất nhẹ): Có một vài mô cấy nhỏ trên các cơ quan hoặc mô lót vùng chậu/bụng. Có ít hoặc không có mô sẹo.
  • Giai đoạn II (nhẹ): Có nhiều mô cấy hơn so với giai đoạn 1. Chúng nằm sâu hơn trong mô và có thể có một số mô sẹo.
  • Giai đoạn III (trung bình): Có nhiều mô cấy sâu. Đồng thời xuất hiện u nội mạc tử cung và mô sẹo xung quanh buồng trứng hoặc vòi tử cung.
  • Giai đoạn IV (nặng): Đây là giai đoạn lan rộng nhất. Bạn có nhiều mô cấy sâu và kết dính dày, kèm theo mô sẹo dính xung quanh buồng trứng, vòi tử cung hoặc giữa tử cung và phần dưới của ruột.

Sự phân chia giai đoạn của lạc nội mạc cổ tử cung không dựa trên mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng. Ví dụ, bệnh ở giai đoạn I có thể gây đau dữ dội, nhưng một số phụ nữ ở giai đoạn IV lại không cảm nhận được triệu chứng gì.

3. Các loại lạc nội mạc tử cung

Có ba loại chính, dựa trên vị trí khởi phát của bệnh:

Tổn thương phúc mạc bề ngoài: Đây là loại phổ biến nhất. Bạn sẽ thấy xuất hiện tổn thương trên màng bụng – là một màng mỏng che phủ mặt trong ổ bụng, các tạng trong bụng và khoang chậu.

U nội mạc tử cung (tổn thương buồng trứng): Những u nang sẫm màu, chứa đầy chất lỏng này hình thành sâu trong buồng trứng của người bệnh. Chúng có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh xung quanh.

Nội mạc tử cung xâm nhập sâu: Loại này phát triển dưới phúc mạc và gây tổn thương đến các cơ quan gần tử cung, chẳng hạn như ruột hoặc bàng quang. Khoảng 1 – 5% phụ nữ gặp tình trạng này.

4. Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng ở mỗi người không giống nhau. Một số phụ nữ biểu hiện bằng những triệu chứng nhẹ, nhưng những người khác có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:

Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà ai cũng trải qua. Phụ nữ bị mắc bệnh phải đối mặt với nhiều loại cơn đau khác nhau, gồm:

  • Đau bụng kinh: Cơn đau có thể trở nên nặng dần hơn theo thời gian.
  • Đau mạn tính vùng lưng dưới và xương chậu.
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục: Đây thường được mô tả là một cơn đau “sâu”, khác với cảm giác đau ở phía ngoài âm đạo khi tiếp nhận dương vật.
  • Đau ruột: Đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
  • Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân, khiến bạn khó đi lại. Bạn có thể đi khập khiễng hoặc phải nghỉ ngơi thường xuyên.
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các vấn đề về dạ dày (tiêu hóa) bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.

Rất nhiều trường hợp phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Vậy nên, bạn cần đi khám phụ khoa định kỳ (6 tháng/lần) nhằm tầm soát và phát hiện bệnh sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay