Cách xử lý khi trẻ sốt co giật tại nhà

Sốt cao là trường hợp hay gặp ở trẻ nhỏ, một trong những trường hợp làm các bố mẹ lo lắng nhất khi con sốt đó là sốt co giật. Vì vậy bài viết này Dược phẩm Huta sẽ giúp bố mẹ có những kinh nghiệm hay để xử lý khi trẻ sốt co giật tại nhà.

Mẹ cần chuẩn bị sẵn gì trong tủ thuốc gia đình

Tất cả các mẹ có con nhỏ đều nên có một tủ thuốc gia đình và để cách xa tầm tay với của trẻ. Trong đó, nhất thiết cần có một nhiệt kế (thủy ngân hay điện tử đều được – tùy vào sự tiện lợi của mẹ để mẹ lựa chọn phù hợp).

Thuốc hạ sốt

Thường các bà mẹ nên có sẵn trong nhà 4 – 5 viên thuốc nhét hậu môn hình viên đạn với các hàm lượng khác nhau tùy vào cân nặng của con mình.

Trẻ con thường sốt bất cứ lúc nào: Sáng, trưa, chiều, tối hoặc đêm; khi ở nhà, ở trường, khi đang đi du lịch. Do đó, việc mang theo thuốc và nhiệt kế cũng là điều nên làm.

Trẻ con sốt do nhiều nguyên nhân: Mọc rang, nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn, sau chích ngừa/tiêm phòng,… Nhưng dù là nguyên nhân gì, các mẹ trước hết phải xác định rõ: Liệu bé có sốt hay không bằng cách sờ cảm nhận, đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.

Nhiệt kế

Các vị trí có thể đặt nhiệt kế để đo cho con: Nách, hậu môn, tai,… (đặt nhiệt kế thì tùy vào sản phẩm nhiệt kế thì mẹ sẽ đặt theo sự hướng dẫn của sản phẩm)

Thân nhiệt bình thường của trẻ dao động từ 36,5 – 37,5 độ C tùy thuộc vào thời tiết, quần áo,… trẻ đang mặc. Khi thấy nhiệt kế chỉ ngoài giới hạn trên, các mẹ nên chú ý trẻ bắt đầu có triệu chứng sốt (> 38,3 độ C nếu cặp ở nách được xem như là sốt).

Sốt cao bao nhiêu độ dễ dẫn đến co giật?

Dù với bất kỳ nguyên nhân gì, khi trẻ sốt, trung tâm điều nhiệt ở não trẻ (nôm na như bộ máy điều hòa) sẽ hoạt động để tăng thải nhiệt, kéo nhiệt độ cơ thể về bình thường. Hoạt động thải nhiệt của bộ máy này sẽ làm trẻ giãn mạch máu, đổ mồ hôi, mất nước. Nếu nhiệt độ tiếp tục gia tăng vượt quá ngưỡng điều khiển của bộ máy, trẻ sẽ bị tác động đến vùng não bộ, gây nên trạng thái sốt co giật (thường trên 39,5 độ C).

Khi co giật, trẻ hoàn toàn mất tự chủ, hai hàm có khuynh hướng cắn chặt. Do đó ở trẻ đang mọc răng rất dễ gây tổn thương lưỡi.

Cách xử lý khi trẻ sốt co giật tại nhà

Cách xử trí khi con bị sốt co giật

1. Nếu chưa co giật

Hạ sốt: bằng thuốc hoặc các cách khác nhau. Thuốc hạ sốt tác dụng đỉnh hạ nhiệt khoảng 30-40 phút: dùng không thể hạ ngay

Theo dõi sát: nhiệt độ 2h một lần và tinh thần của con

2. Xử trí cơn giật tại nhà:

Cho trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, ở vị trí an toàn nhất (tránh ổ điện, nước nóng, thông thoáng, dễ cấp cứu…) tránh đông người (thiếu oxy)

Không cho bất kì thứ gì vào miệng trẻ (vì làm gẫy răng, chảy máu lợi)

Có thể dùng gạc, vải, khăn mềm để tránh cắn lưỡi (không đưa ngón tay vào) không có không sao

Nới rộng quần áo, chỗ thoáng, không túm đông người dễ gây thiếu oxy làm trẻ khó thở và rất nguy hiểm.

Dùng hạ sốt efferagal đường đặt hậu môn, trong trường hợp bé sốt đang co giật mẹ không cho con hạ sốt theo đường uống, mẹ nhớ lưu ý điều này.

Lau mát: Trường hợp trẻ sốt cao đến 39 độ C, mẹ nên kết hợp giữa nhét thuốc, lau mát. Khi lau mát, nên dùng nước ấm khoảng 34 – 35 độ C (không dùng nước lạnh, nước đá) nhúng khăn vào nước đắp ở vùng trán, hai nách, hai bẹn của bé, cứ 5 – 10 phút lại thay khăn một lần.

Ghi nhận thời gian co giật và kiểu giật của trẻ để cung cấp thông tin cho bác sỹ

Hạ sốt cho trẻ khi trẻ bắt đầu sốt từ 38C

3. Khi nào cho bé đi viện

Cơn co giật khoảng 4-5 phút ít khi quá 10 phút. Nếu dài hơn cho bé đi viện

Sau giật bé thường mệt ngủ Ít hơn 30 phút

Cơn co giật nhiều (> 2 cơn trong 24 H)

Cơn co giật cục bộ (1 tay hoặc chân hoặc nửa thân mình)

Hy vọng qua bài viết này mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm hay chăm sóc con. Nếu có vấn đề về chăm sóc con mẹ có thể #INBOX để được các dược sĩ của Huta tư vấn nhiệt tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay