Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên tốt hơn. Nhưng có quá nhiều axit trong dạ dày sẽ dẫn đến các bệnh lý về dạ dày như: ợ hơi, nóng rát dạ dày, viêm loét dạ dày và nguy hiểm hơn là xuất huyết dạ dày… Bài viết dưới đây là một số cách giảm axit dạ dày tại nhà hiệu quả.
1. Tại sao phải giảm axit dạ dày?
Trước khi thực hiện các cách giảm axit dạ dày thì bạn cần hiểu được tầm quan trọng của việc giảm axit dạ dày. Theo đó, một người khỏe mạnh bình thường thì axit dạ dày sẽ nằm trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 – 4. Lúc này, quá trình tiêu hóa và phân hủy thức ăn diễn ra thuận lợi, giúp cơ thể có thể hấp thu tối đa dưỡng chất. Đặc biệt, lượng axit dạ dày này còn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa tối ưu.
Tuy nhiên, ở một số người, vì nhiều nguyên nhân mà axit dạ dày tăng cao và dư thừa. Chúng ăn mòn dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng như:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, sau khi ăn có thể ợ thức ăn lên miệng.
- Đầy bụng, sôi bụng.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Hơi thở có mùi (hôi miệng).
- Mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ.
- Da dễ bị kích ứng (nổi mụn, vẩy nến, chàm,…).
- Tinh thần căng thẳng, khó tập trung, giảm trí nhớ.
Các triệu chứng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng cho sức khỏe. Chẳng hạn như niêm mạc dạ dày bị viêm loét, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,… Do đó, việc áp dụng các cách giảm axit dạ dày là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
2. Cách giảm axit dạ dày ngay tại nhà hiệu quả
2.1. Sử dụng nghệ và mật ong
Bạn sử dụng 2-3 thìa tinh bột nghệ pha với mật ong, trộn đến khi hỗn hợp sệt lại thì đã có thể dùng.
Nếu nhà bạn không có tinh bột nghệ thì mình có thể sử dụng nghệ tươi ăn sống với mật ong.
2.2. Sử dụng cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm được biết đến là một loại dược liệu có vị ngọt đắng, tính bình. Được dùng giúp giảm đau, chống viêm, giảm nồng độ axit dạ dày, cải thiện tiêu hóa.
Cách dùng cây dạ cẩm:
- Cây dạ cẩm tươi, rửa sach rồi phơi khô để ở nơi thoáng mát.
- Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 40g dược liệu này sắc với khoảng 500ml nước, gạn lấy nước uống, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý: nho nhỏ là bạn nên kiên trì duy trì nó trong vòng khoảng 10 ngày để giúp tình trạng tiến triển tốt.
2.3. Sử dụng cây đơn tướng quân
Trong y học cổ truyền, cây đơn tướng quân được biết đến với tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày, trung hòa axit và giúp vết loét nhanh lành.
Có 2 cách để sử dụng cây đơn tướng quân:
- Bạn sử dụng một nắm lá cây đơn tướng quân (khô tươi đều được) đem sắc, đến khi nước hơi đặc thì đã có thể uống được rồi.
- Bạn có thể kết hợp nó với các loại thảo dược khác như khổ sâm, rau diếp dại. đun sôi chúng với nước trong khoảng 10 phút thì ngưng, mỗi ngày dùng 1 tháng sắc uống đều đặn.
2.4. Sử dụng lá tía tô
Tía tô là một loại rau thơm có mặt trong nhiều bữa cơm gia đình. Nó được nghiên cứu có khả năng điều trị GERD nhờ tác dụng ổn định dịch vị, ức chế việc tiết axit ở dạ dày. Tất cả tác dụng là do tannin và glycoside có trong lá tía tô.
Cách thực hiện:
- Lá rửa sạch và để ráo.
- Cho lá vào ấm hãm với nước sối trong khoảng 15 phút. Uống phần nước lá hàng ngày.
Cách đơn giản hơn là lấy lá tía tô để chế biến các món ăn cho gia đình.
2.5. Bổ sung dạ dàu Huta
DẠ DÀY HUTA với thành phần chính là Curcumaphospholipid. Kết hợp với các thảo dược từ thiên nhiên và các hoạt chất mang đến cho bạn:
Ức chế vi khuẩn HP: nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét và đau dạ dày.
Trung hòa, giảm tiết acid dịch vị: giảm yếu tố tấn công, giảm viêm loét đồng thời giảm lượng acid trào lên thực quản.
Bao bọc, phục hồi vết loét: hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, đảm bảo vai trò phục hồi, tái tạo niêm mạc
Kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.