Các lý do khiến trẻ bị tiêu chảy

Trẻ em thường hay bị tiêu chảy do sức đề kháng của trẻ đang yếu. Do đó, bố mẹ cần biết các lý do khiến trẻ bị tiêu chảy để chăm sóc con tốt hơn.

1. Bệnh tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp dễ làm cho trẻ nhỏ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Tiêu chảy kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn (ngoại trừ trẻ sơ sinh) mỗi ngày. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chủ quan không phát hiện, điều trị tiêu chảy cho trẻ kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hôn mê, suy kiệt, trụy mạch, mất nước…

2. Lý do khiến trẻ bị tiêu chảy.

2.1. Do sức đề kháng ở trẻ

Với trẻ nhỏ sức đề kháng đang yếu dễ dẫn đến mắc tiêu chảy, nhất đối với trẻ dưới 2 tuổi tình trạng này nhiều hơn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa được hoàn thiện, trẻ chưa thể tiêu hóa được một số loại thực phẩm, nhất là trong giai đoạn trẻ mới ăn dặm (6-11 tháng tuổi).

Trẻ duy dinh dưỡng thường mắc bệnh nhiều hơn và lâu khỏi hơn. Nguyên nhân là do đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng. Hệ miễn dịch thường rất kém nên rất dễ mắc tiêu chảy. Và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nặng bị tiêu chảy thường có tỷ lệ tử vong rất cao.

Trẻ sinh non sẽ dễ bị mắc tiêu chảy hơn và lâu phục hồi hơn do trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất, hệ tiêu hóa chưa có đủ thời gian để hoàn thiện.

Ngoài ra, trẻ cũng bị tiêu chảy do các yếu tố sau:

  • Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc cho con ăn không đúng phương pháp.
  • Dụng cụ cho ăn không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn bị ôi thiu,
  • Nguồn nước cho trẻ sử dụng bị nhiễm khuẩn.

2.2. Do chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân dẫn đến trẻ tiêu chảy còn do chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ chưa hợp lý. Nếu ăn phải những thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ khiến hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa thức ăn. Từ đó gây nên các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa cũng như tiêu chảy

Do dị ứng với thức ăn hoặc bất dung nạp lactose khiến thức ăn không thể tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.

Khi khỏi bệnh cần tăng thêm 1 bữa cho trẻ so với bình thường trong 2 tuần để đảm bảo phục hồi cân nặng.

3. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn ra để giúp con dễ hấp thu hơn.

Thực phẩm mẹ nên bổ sung cho con cháo trắng, súp, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, rau xanh, sữa chua, táo, chuối, hồng xiêm,…

4. Trẻ em bị tiêu chảy nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi cho trẻ khi trẻ đang bị tiêu chảy, mẹ cũng nên chú ý loại bỏ các thực phẩm khiến các triệu chứng tiêu chảy của trẻ trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn.

Các thực phẩm không nên ăn như Sữa và các thực phẩm làm từ sữa chứa lactose, hạn chế một số loại trái cây và nước ép, các loại hải sản và đồ ăn nhiều dầu mỡ.

5. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, thì khi chăm sóc con bố mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau:

5.1. Cho trẻ uống đủ nước

Tiêu chảy khiến trẻ đi tiêu nhiều lần trong ngày. Nhanh chóng bị mất nước và các chất điện giải (natri, kali, canxi và magie). Nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách và hỗ trợ kịp thời. Tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có nguy cơ cao tử vong.

Chính vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, đảm bảo trẻ đã được cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ có thể tư vấn và hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống các dung dịch bù nước và điện giải bằng oresol.

5.2. Bổ sung men vi sinh

Bổ sung mem Entero để hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Việc bổ sung này sẽ làm tăng lượng vi khuẩn có lợi trong hệ thống đường ruột. Giúp trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Do đó, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể bổ sung cho con mỗi ngày mỗi ống giúp cân bằng hệ tiêu hóa cho trẻ.

5.3. Tránh tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy

Dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ có thể khiến quá trình đào thải độc tố của trẻ trở nên khó khăn hơn. Do đó, mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ cho trẻ.

5.4. Chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần theo dõi và ghi nhớ lại các triệu chứng của trẻ. Như thời gian bắt đầu tiêu chảy, tần suất đi tiêu, sự thay đổi màu sắc và chất lượng phân,… và ghi chép lại chi tiết các bữa ăn hằng ngày của trẻ. Điều này có thể giúp bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân gây tiêu chảy. Từ đó, cho lời khuyên, hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị phù hợp cho trẻ.

6. Khi nào cần cho trẻ đi khám ngay?

Nên cho trẻ mắc bệnh tiêu chảy đi khám ngay nếu trẻ có các dấu hiệu như:

  • Dấu hiệu nặng toàn thân: Ngủ li bì, quấy khóc liên tục không thể dỗ được, môi khô, tái nhợt…
  • Dấu hiệu mất nước: đi tiểu ít, trẻ khát nước trầm trọng, mắt trũng, thóp lõm…
  • Đi cầu phân tóe nước liên tục, có máu trong phân, phân bất thường
  • Nôn ói liên tục: nôn tất cả mọi thứ hoặc nôn > 4 lần/ giờ
  • Chướng bụng, đau bụng nhiều hoặc sốt cao liên tục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay