Phổi rất nhạy cảm với các chất kích thích trong không khí và một số đồ dùng trong nhà có thể là tác nhân ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu bài viết sau nhé!
1. Máy hút bụi
Việc hút bụi và quét sàn có thể làm tăng thêm nhiều bụi trong không gian ngôi nhà.
Khi bụi bay trong không khí, những người bị bệnh dị ứng có thể xuất hiện các triệu chứng.
Dù không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu và tác động lâu dài đến hệ hô hấp.
2. Chất tẩy trắng
Nhiều dụng cụ tẩy rửa cũng là nguồn thải VOC trong không khí.
Chất tẩy trắng trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng kết hợp với limonene (thành phần chính trong dầu của vỏ trái cây có múi). Có thể làm tăng các hạt có hại trong không khí khi làm vệ sinh.
Để giảm lượng chất tẩy rửa, nên sử dụng các sản phẩm không mùi. Và làm sạch bằng những sản phẩm tự nhiên như nước và giấm hoặc muối nở. Đây là những chất làm sạch an toàn và có thể hữu ích trong việc giảm thiểu sự tiếp xúc với các tác nhân gây hại phổi trong nhà.
3. Chất khử trùng
Các chất khử trùng mạnh như thuốc tẩy, clo và ammoniac. Có thể gây khó chịu cho những người mắc bệnh hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thậm chí, chúng cũng có thể gây hen suyễn ở những người chưa từng mắc bệnh này trước đây.
Các chuyên gia cho rằng, trong hầu hết các trường hợp. Mọi người có thể dùng xà phòng và nước để thay thế các sản phẩm tẩy rửa mạnh. Vi trùng trong nhà không nhất thiết phải được diệt bằng các chất tẩy rửa mạnh. Trên thực tế, xà phòng và nước cũng có thể loại bỏ được hầu hết.
4. Thảm chùi chân
Trên tấm thảm có thể chứa nấm mốc, phân gián, mạt bụi và khí độc… tất cả đều có nguy cơ làm tổn thương phổi.
Chúng bay vào không khí khi sử dụng máy hút bụi hoặc giẫm chân lên.
Gia đình nên ưu tiên sử dụng sàn gỗ hoặc một số loại bề mặt cứng khác. Nếu sử dụng thảm hãy làm sạch ít nhất 3 lần mỗi tuần, làm sạch bằng hơi nước hàng năm và thực hiện ở bên ngoài nhà.
5. Bồn rửa phòng tắm
Nấm mốc phát triển trong nhà có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị dị ứng hoặc hen suyễn, thậm chí ở cả người chưa từng mắc bệnh này.
Nấm mốc đặc biệt phổ biến ở những nơi có độ ẩm quá cao, chẳng hạn như dưới bồn rửa phòng tắm.
Ngoài ra, các bề mặt dễ bị ẩm là xung quanh cửa sổ, tường phòng tắm hay thảm trải sàn bị ướt nước.
Hãy thường xuyên tìm và khắc phục nguồn ẩm, xác định những khu vực bị nấm mốc rồi xử lý. Để ngăn nấm mốc phát triển trở lại, có thể phải thay thế hoàn toàn vật liệu bao gồm việc sửa chữa, thay mới đồ dùng..