Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trước đây, bệnh thường tấn công người cao tuổi, nhưng nhịp sống bận rộn cùng lối sống kém khoa học ngày nay khiến bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu những bài thuốc hay giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối.
1. Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp gối:
Biểu hiện khớp gối đau, đi lại khó khăn thường phải chống tay vào mới đứng được, nhất là khi lên xuống cầu thang, khi ngồi xuống đứng lên. Những triệu chứng này sau khi được điều trị và nghỉ ngơi thì có thể giảm nhiều. Nhưng nếu lại lao động quá độ hoặc thời tiết âm u lạnh giá thì có thể tăng nặng. Bệnh tiến triển dần thành mạn tính. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới teo cơ, biến dạng khớp, ảnh hưởng tới chất lượng sống sinh hoạt của người bệnh. Đây chính là viêm khớp dạng phì đại hay viêm khớp dạng thoái hoá.
2. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa xương khớp gối rất nhiều: tổn thương, lao động mệt mỏi, bị lạnh, béo mập, ít hoạt động, dinh dưỡng thiếu, môi trường lao động quá ẩm ướt lạnh giá….
Đông y cho rằng, người đến tuổi trung niên chức năng gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, lại thêm mệt mỏi kéo dài, giá lạnh xâm nhập, khí huyết lưu thông bị ngăn cản gây ra các chứng bệnh về khớp.
3. Cách ăn uống để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối.
Tại giai đoạn phát cơn, khớp sưng đau rõ rệt, có khi kèm nóng, đỏ ở các mức độ khác nhau, nên ăn uống thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen, đậu phụ… kiêng ăn các thức cay nóng, nướng, quay trợ hoả hoặc mỡ béo, ngọt sinh ẩm như ớt, rượu, thịt mỡ, thịt dê…
Ở giai đoạn giải trừ dần, do căn bản là gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, do vậy ăn uống nên bồi ấm, chủ yếu là các thức ăn bổ lách tiêu ấm như hồng táo, ý dĩ nhân, thịt chó, thịt dê…
Bệnh này là sự suy thoái dạng toàn thân biểu hiện cục bộ ở khớp gối, nên chữa trị cần chú ý chăm sóc toàn thân như ăn sữa bò, sữa đậu nành, xích đậu, đại táo…
Đây là bệnh có tổn thương sụn khớp nên cần ăn nhiều thức ăn có giàu chất sụn và có lợi cho việc sửa chữa khôi phục sụn khớp như vây cá, tai lợn, gân móng khuỷu, xương sườn thực phẩm có mai vỏ, như cua, tôm tép, trứng ngâm dấm…
4. Các bài thuốc dân gian cực hay trong điều trị thoái hóa khớp gối.
Bài 1: Bí xanh 500g, xương sườn của lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.
Bài 2: Mướp tươi 250g, đậu phụ 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.
Bài 3: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.
Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g, không dùng đường nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa, giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.
Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn 1 bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có những kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân hơn.