Bé bị viêm tai giữa thường có biểu hiện gì?

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh lý thường gặp, bệnh thường kéo dài và hay tái phát làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và tâm lý của trẻ nhỏ, làm bố mẹ luôn lo lắng cho con. Vậy viêm tai giữa thường có biểu hiện gì và cách trị bệnh viêm tai giữa thế nào cho hiệu quả, thì các bạn cũng Huta tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm tai giữa ở trẻ do những nguyên nhân nào gây ra?

Do cấu trúc, chức năng và khả năng miễn dịch ở vòi nhĩ của trẻ chưa trưởng thành

Vòi nhĩ của trẻ ngắn hơn so với vòi nhĩ của người lớn. Bên cạnh đó, chúng còn nằm hơi ngang nên dịch khó thoát, vòi nhĩ của trẻ cũng hẹp hơn nên dễ bị tắc.

Đặc biệt, amidan vòm họng của trẻ lớn hơn người lớn gây cản trở sự mở của vòi nhĩ.

Một số tác nhân khác cũng gây viêm tai giữa ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, dễ bị cảm lạnh, do đó nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đường mũi họng cao hơn, từ đó dễ bị viêm tai giữa hơn so với người lớn.
  • Trẻ sống trong môi trường độc hại, khói bụi, khói thuốc nên tỷ lệ bị viêm tai giữa cao.
  • Trẻ bú bình ở tư thế nằm ngửa dễ khiến cho sữa từ bình chảy vào ống tai và tích tụ ở tai giữa. Hơn nữa, những trẻ bú bình bằng sữa công thức sẽ không có kháng thể chống lại các loại virus, vi khuẩn như trẻ bú sữa mẹ nên nguy cơ bị viêm tai giữa rất cao.
  • Thời tiết lạnh, trẻ có tiền sử dị ứng thời, phấn hoa,… cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.

2. Bé bị viêm tai giữa có những biểu hiện và triệu chứng như thế nào?

Bệnh viêm tai ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chưa biết nói rất khó phát hiện, hầu như trẻ chỉ khóc và quấy. Đa số trẻ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ sốt, có thể sốt nhẹ đến sốt cao.
  • Trẻ thường dùng tay kéo vành tai, xoa tai.
  • Trẻ khóc, khi ngủ trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc.
  • Trẻ có thể không phản ứng lại với âm thanh, hoặc giảm thính lực.
  • Ống tai ngoài của trẻ có dịch hoặc mủ chảy ra. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ do áp lực quá mức.
  • Xuất hiện các mảng dịch đã khô đóng vảy xung quanh tai.
  • Khi ấn khu vực vùng tai hoặc kéo vành tai trẻ có dấu hiệu phản ứng dữ dội.
  • Trẻ ăn không ngon miệng, bỏ ăn, bú bú…

 

3. Mách cha mẹ cách trị viêm tai giữa cho trẻ đúng cách, an toàn

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ thường được chia làm 3 giai đoạn chính, đó là: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Do vậy, tùy vào biểu hiện, triệu chứng của từng giai đoạn mà bệnh viêm tai giữa sẽ có cách điều trị sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nếu trẻ bị viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết thì chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.

Các loại vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là: Liên cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae, phế cầu,… do đó, cha mẹ nên cho trẻ dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

  • Nếu trẻ bị viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp bằng cách trích rạch màng nhĩ kết hợp với các thuốc điều trị khác.
  • Nếu trẻ bị viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy lúc này màng nhĩ bị thủng. Do đó, giai đoạn này, bác sĩ sẽ tư vấn cho trẻ điều trị bằng cách làm thuốc tai.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, mất thính lực ở trẻ, viêm não, viêm màng não… Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa. Tuyệt đối cha mẹ không tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ tại nhà, bởi việc này có thể gây ra các biến chứng nặng nề và khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng.Cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để việc điều trị được triệt để, hiệu quả.

4. Sử dụng sản phẩm xịt họng HOSA HUTA giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa.

Để giúp đường họng bé luôn sạch sẽ giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa thì mẹ nhớ dùng Xịt họng HOSA HUTA giúp làm sạch, làm dịu mát miệng họng, hỗ trợ kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa cảm cúm do vi khuẩn, virus gây ra…

4.1. Thành phần xịt họng Huta:

Purified water, Glycerin, Andrographis paniculata Extract (Dịch chiết xuất Tâm liên), Syzygium Aromaticum Extract (Dịch chiết Đinh Hương), Glycyrrhiza uralensis Extract (Dịch chiết Cam thảo), Perilla frutescens Extract (Dịch chiết Tía tô), Zingiber offcinale Extract (Dịch chiết gừng), Cetylpyridinium Chloride, Xylitol, Peppermint essential oil (Tinh dầu Bạc hà), Potassium Sorbate, PEG 40 Hydrogenated Castor Oil, Fragrance.

4.2. Công dụng xịt họng Huta:

Giúp làm sạch, làm dịu mát miệng họng, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi miệng.
Giúp cho hơi thở thơm mát.
Hỗ trợ kháng khuẩn, hỗ trợ phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng: Ho, ngứa họng, đau họng, khản tiếng, viêm họng.
Hỗ trợ ngăn ngừa cảm cúm do vi khuẩn, virut gây ra…
Hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn, virut xâm nhập gây tổn thương vùng miệng họng.

4.3. Đối tượng sử dụng xịt họng Huta:

Người đang bị viêm đường hô hấp
Người bị viêm họng, các trường hợp ho gió, ho khan.
Người bị ngứa họng, đau họng, khản tiếng, khó nuốt.

4.4. Cách dùng xịt họng Huta:

Xịt trực tiếp vào miệng, họng, mỗi lần xịt 2-3 cái.
Sử dụng 3-4 lần/ngày, hoặc dùng khi cổ họng đau rát, khó chịu.

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu cha mẹ chủ quan, không theo dõi và phát hiện, điều trị sớm bệnh sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Do đó, cha mẹ hãy chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về bệnh, nắm rõ các biểu hiện để từ đó có cách trị viêm tai giữa hiệu quả, an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay