Đại tràng là bộ phận chính trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan dễ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng nhất. Viêm đại tràng gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hãy cùng Dược phẩm Hutaphar tìm hiểu bài thuốc chữa viêm đại tràng từ đẳng sâm.
1. Cây đẳng sâm
Đẳng sâm có tên gọi khoa học Codonopsis sp. Tuy nhiên dược liệu đẳng sâm được biết đến như dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trên thế giới. Có những tên gọi khác nhau cho đẳng sâm, chẳng hạn như ở Trung Quốc đẳng sâm được gọi Dang Shen Giseng, Nauy gọi Cordonkilikke, Thuỵ điển gọi Fatigmans…
Tại Việt Nam, đẳng sâm cũng được gọi theo nhiều tên khác nhau như: đảng sâm, sâm ngọc linh, hồng đẳng sâm, sâm rừng…
Đẳng sâm thuộc loài cây thân cỏ, dây leo có thời gian sống khá lâu.
Cây đẳng sâm được thu hoạch vào mùa đông. Dấu hiệu nhận biết bởi lá cây đã úa vàng và rụng lá nhiều. Hoặc có thể thu hoạch đẳng sâm vào thời điểm đầu xuân năm sau khi đó lá cây đẳng sâm chưa đâm chồi nảy lộc.
Trong quá trình thu hoạch đẳng sâm, cần phải thực hiện đào cả rễ sâu trên 0.7 mét và không được làm trầy xước rễ cây.
Sau khi thu hoạch rễ cây được mang về rửa sạch cát bụi, sau đó ủ một đêm hoặc có thể đồ đẳng sâm sao cho bốc hơi là được. Khi đẳng sâm mềm có thể bào mỏng từ 1 đến 2 ly rồi tẩm nước gừng để giảm bớt tính hàn hoặc sao qua trước khi sử dụng.
Đẳng sâm được bảo quản bằng cách đậy kín để tránh ẩm, cần thoáng gió, khô ráo, tránh trường hợp đẳng sâm bị mốc vì vị thuốc đẳng sâm có tính thảo dược ngọt và dễ bị mối mọt.
2. Công dụng của đẳng sâm
Đẳng sâm được sử dụng làm thuốc bổ chữa các chứng bệnh liên quan đến:
Đi tiêu phân sống, lỏng hoặc nát,
Ăn không tiêu, sắc mặt nhợt nhạt,
Tiếng nói nhỏ, chân tay mỏi yếu,
Thở ngắn, mệt mỏi, phế hư sinh ho….
Bên cạnh đó, đẳng sâm còn được sử dụng thay cho nhân sâm. Ở những bài thuốc có thể chữa các chứng bệnh như tiêu hoá hư yếu, tiêu hoá kém, cùng với các vị thuốc khác.
3. Bài thuốc chữa viêm đại tràng từ đẳng sâm
Viêm đại tràng có các triệu chứng thường thấy nhất bao gồm:
- Ăn không tiêu, đầy hơi, đau nhiều vùng hạ vị phụ thuộc vào khung đại tràng co thắt.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Ngủ kém, hay lo lắng, đi ngoài táo, có chất nhày.
Chữa viêm bệnh đại tràng trong trường hợp này cần sử dụng 2 bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.
- Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.
4. Lưu ý khi dùng đẳng sâm.
Đẳng sâm cũng giống như các vị dược liệu khác. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra phản tác dụng. Do đó, khi sử dụng đẳng sâm bạn cần lưu ý:
Bạn không nên tự ý kết hợp đẳng sâm với các dược liệu thuộc họ hắc
Bạn nên sử dụng đẳng sâm theo đúng liều lượng đã được chỉ định. Không nên sử dụng quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ
Bạn cần thực hiện kết hợp giữa việc sử dụng đẳng sâm với chế độ ăn, luyện tập thể dục, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.
Sử dụng đẳng sâm sẽ có hiệu quả từ từ nên bạn cần kiên trì thực hiện mới nhận thấy được tác dụng.
Đối với những trường hợp phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. Bạn không nên tự ý sử dụng đẳng sâm khi không được sự cho phép của bác sĩ điều trị.
5. Đại tràng Huta:
Khi bị viêm đại tràng bạn có thể sử dụng Đại tràng Huta với sự kết hợp đẳng sâm và các dược liệu như Bạch phục linh, Trần bì, Sơn tra, Cam thảo, Mộc hương, Hoàng liên, Sa nhân, Bạch truật, Nhục đậu khấu, Hoài sơn, Mạch nha giúp:
- Hỗ trợ tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương.
- Cân bằng nhu động ruột 2 chiều và cân bằng vi sinh đường ruột.
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, nát.
- Giảm đau và chống tình trạng co thắt.