Cây gối hạc là cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây gối hạc ở bài viết sau.
1. Đặc điểm cây gối hạc
Cây gối hạc (xích thược nam) là cây thuốc nam có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp. Cây thuốc này được trồng rất nhiều ở huyện Yên Thế, Bắc Giang. Cây gối hạc còn mọc hoang ở nhiều ở các tỉnh Trung du, miền Núi phía Bắc và một số tỉnh phía Nam.
Gối hạc, còn có tên gọi khác là bí dại, mũn, phỉ tử, mạy chia. Tên khoa học: Leea rubra Blume ex Spreng, thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Cây nhỏ, thường cao khoảng 1-2m, có khi hơn.
Thân có rãnh dọc và phình lên ở các mấu. Rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi có màu hồng, trắng hay vàng.
Lá kép lông chim 3 lần, các lá phía trên kép lông chim 2 lần, mọc so le. Các lá chét khía răng to.
Hoa nhỏ, màu hồng, mọc thành chùm ở ngọn cành. Quả chín có màu đen. Mùa hoa quả tháng 5-10.
Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ, thân, lá, chủ yếu là dùng rễ.
Lá dùng ngoài đắp chữa đau lưng, chấn thương phù nề hoặc mụn nhọt.
Thân có tác dụng như rễ nhưng vì hoạt chất ít nên không được sử dụng trong các bài thuốc.
2. Tác dụng của cây gối hạc
Theo Đông y, gối hạc có tính mát, vị đắng ngọt. Loại dược liệu này được dùng với mục đích kháng viêm, sát khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp tiêu trừ sưng tấy.
Theo Y học hiện đại, cây gối hạc giúp ngăn ngừa, điều trị đau nhức xương khớp, rong kinh, đau bụng, tê thấp, thấp khớp cấp tính, thấp khớp mạn tính.

3. Một số bài thuốc từ gối hạc
3.1. Chữa tràn dịch khớp gối
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: Rễ gối hạc 20g, rễ cỏ xước (ngưu tất nam) 12g, dây đau xương (tục cốt đằng) 15g, kim ngân hoa 15g, bồ công anh 10g, cam thảo nam 10g.
Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: Rễ gối hạc 20g, ý dĩ 20g, dây gắm (vương tôn) 20g, củ cốt khí 12g, thổ phục linh (khúc khắc) 12g, hy thiêm thảo 20g, cam thảo 6g, mộc thông 15g.
Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
3.2. Chữa thoái hóa khớp gối
Chuẩn bị: Gối hạc 20g, cốt toái bổ (tắc kè đá) 15g, tỳ giải 15g, hoàng lực 15g, dây đau xương 12g, tứ phương đằng (dây vuông) 12g, na rừng 15g, đơn chân nhện 12g, thổ phục linh 12g, rễ xấu hổ 12g, tang chi (cành dâu) 15g, bưởi bung 12g, mộc thông 15g, ý dĩ 20g.
Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

3.3. Chữa thoái hóa cột sống
Chuẩn bị: Gối hạc 20g, dây gắm 15g, cẩu tích 15g, rễ đinh lăng 12g, cốt khí 12g, cốt toái bổ 12g, kê huyết đằng 15g, chỉ xác 8g, rễ cỏ xước 12g, tỳ giải 15g, quế chi 05g.
Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
4. Những lưu ý khi dùng cây gối hạc:
Đối tượng sử dụng cây gối hạc làm thuốc là người lớn tuổi bị đau nhức xương khớp, người bị phong tê thấp, nữ giới bị chứng rong kinh kéo dài.
Đối tượng được khuyến cáo không sử dụng gối hạc là: người lớn tuổi có thận yếu, mẹ bầu và mẹ đang cho con bú. Những người bị dị ứng với những thành phần trong cây gối hạc hay các dược liệu kèm theo trong bài thuốc có sử dụng nó.
Khi sử dụng gối hạc nếu có dấu hiệu bất thường cần ngừng sử dụng và thăm khám bác sỹ kịp thời.
Để có thể đạt được hiệu quả trong việc điều trị, cải thiện vấn đề sức khỏe liên quan bản thân đang gặp phải. Ngoài việc áp dụng bài thuốc có cây gối hạc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện đảm bảo khoa học.
5. Phòng ngừa các bệnh xương khớp
Người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý.
Không nên giữ quá lâu một tư thế.
Loại bỏ các thói quen không tốt cho xương khớp như:
- Không nên gối cao hơn 6cm khi ngủ
- Tránh nằm những loại đệm quá mềm
- Không nằm võng quá nhiều
- Không đặt máy tính quá thấp
- Không nên cúi gằm khi dùng điện thoại
- Không cúi khom người khi bê, nhấc
- Không nhấc đột ngột những vật nặng với tư thế chưa thoải mái
- Nếu vật quá nặng cần gọi người hỗ trợ không nên quá sức