Những nhóm thuốc cần có khi con bị viêm hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là bện mà trẻ em thường gặp nhất, nhưng để hiểu về bệnh này thì nhiều mẹ cũng chưa có kinh nghiệm lắm. Hôm nay, Dược phẩm Huta sẽ giúp bạn hiểu về bệnh viêm đường hô hấp trên và những nhóm thuốc cần có khi con bị viêm hô hấp trên.

1. Viêm đường hô hấp trên là gì?

Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản. Các tổ chức này dẫn không khí từ bên ngoài môi trường vào phế quản và đến phổi để diễn ra quá trình hô hấp. Viêm đường hô hấp trên là quá trình nhiễm trùng của một hoặc nhiều các bộ phận trên. Khi các bộ phận khác nhau bị viêm, sẽ có những tên gọi khác nhau như viêm xoang, viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…
Đây là một bệnh lý phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Viêm đường hô hấp trên (nhiễm trùng đường hô hấp trên) có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là mùa thu hoặc mùa đông.

2. Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên.

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên là kết quả của các chất độc tiết ra bởi tác nhân gây bệnh cộng với đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Đau rát họng
  • Đau khi nuốt
  • Ho
  • Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày, nếu dài hơn có thể gợi ý đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.
Đối với viêm thanh quản do virus, bệnh nhân sẽ bị khan tiếng hoặc mất tiếng do dây thanh âm bị viêm nhiễm, phù nề.
Viêm đường hô hấp trên thường lui dần sau 5-6 ngày, có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Mặc dù là các bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng không nặng nhưng lại là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nghỉ học, nghỉ lao động. Nếu đồng nhiễm với viêm đường hô hấp dưới, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn do 2 bệnh tự làm nặng lẫn nhau, có nguy cơ dẫn đến tử vọng. Ngoài ra ở các bệnh nhân viêm đường hô hấp thể nặng, vi khuẩn có thể gây ra một vài biến chứng đe dọa tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp.

2. Nhóm thuốc cần có khi con bị viêm đường hô hấp trên

2.1. Nhóm hạ sốt

Có nhiệt kế : ưu tiên nhiệt kế thủy ngân
Thường có 2 loại thuốc: uống và đặt hậu môn
  • Đặt Hậu môn: khi nôn, khi đau miệng ( tay chân miệng), có giật không uống được: viên Efferalgan 80mg, 150mg, 300mg
  • Uống: gói 80mg, 150mg, 250mg….
  • Uống: Viên 500mg ( trẻ lớn)
  • Siro: Falgankid
Dùng liều 10-15 mg/ kg cân nặng ( nếu bé nôn, trớ: uống lại liều chuẩn)
Nếu sau 2 giờ không hạ sốt, hoặc nhiệt độ tăng lên chuyển dùng Ibuprofen siro ( liều 8-10 mg/kg) cách 6-8 giờ nếu sốt lại
(Ibuprofen có thể gây xuất huyết tiêu hoá ,xuất huyết trong sốt xuất huyết Dengue )
Chú ý: cần ý kiến Bác sĩ, không lạm dụng)
Kết hợp chườm ấm trán, nách, bẹn và cởi lỏng quần áo, nhiệt độ phòng mát không quá lạnh
Tên thuốc: Efferalgan, Falgankid, Hapacol, Sotstop, Ibuprofen, siro brufen…..
Nếu con có tiền sử co giật do sốt cao: dùng Hạ sốt khi 38 độ
(Dùng khi con viêm đường hô hấp kèm sốt)

2.2. Nhóm vệ sinh mũi

  • Con khụt khịt và ngạt mũi.
Nước muối sinh lý nhỏ mũi 0.9%
Nước muối biển sâu: Xisat kid, Sterimar baby (xịt cá heo), Humer 050….
Nhóm co mạch, kháng sinh, corticoid dùng ngắn ngày, ko quá 7 ngày: Otrivin 0,05%: nhỏ khi mũi đặc, mũi trong. Nemydexan, Mepoly.
  • Con bị khò khè và khó thở ( nên đưa bé đi khám Bác sĩ)
Nhẹ thì xịt họng là được, dùng: Xịt họng Hosa.
Nặng hơn dùng máy khí dung , mask khí dung và dây nối: nên có sẵn .
Pulmicort, ventolin, nước muối 3% ( cần Bs của Con hướng dẫn) không lạm dụng

2.3. Nhóm long đờm

Halixol (ambroxol hydrochloride), Ambroxol, Bisolvon Kids….
Sau dùng long đờm 30-45 phút có thể vỗ rung long đờm cho bé
Không dùng giảm ho và long đờm cùng nhau
Cần Bác sĩ hướng dẫn: không tự ý dùng
(Có thể dùng thuốc ho long đờm thảo dược, nhưng hiệu quả long đờm của thảo dược ko cao)

2.4. Nhóm giảm ho

Nhóm thuốc ho thảo dược: Chanh đào mật ong ( không dùng trẻ dưới 1 tuổi), gừng, chanh, lá hẹ, prospan, bảo thanh, bổ phế nam hà. Ho nhẹ thì dùng xịt họng thảo dược Throat Soothing cho con cũng được.
Siro ho, ức chế trung tâm ho: Methorphan, Atussin (dùng tử 2 tuổi)
Cần Bác sĩ hướng dẫn không nên lạm dụng

5.Nhóm chống dị ứng

Không tự ý dùng cần tư vấn Bác sĩ
Deslotaradin, Aerrius, Avamys,….

6. Nhóm Kháng Sinh:

Theo sự chỉ dẫn của bs, ko tự ý mua về dùng.
Nhóm tăng đề kháng: tuỳ theo lựa chọn của mỗi mẹ.
Các mẹ có những thắc mắc về việc chăm sóc con thì có thể #INBOX dược sĩ của Huta để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay