Cách xử trí trẻ sơ sinh khụt khịt

Trẻ sơ sinh khụt khịt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi đột ngột, dù là hiện tượng nhỏ nhặt nhưng mẹ đừng chủ quan vì để lâu và mẹ không để ý sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Hôm nay, cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu cách xử trí trẻ sơ sinh khụt khịt nhé!

1. Nhận biết trẻ sơ sinh khụt khịt mũi.

Trẻ sơ sinh khụt khịt mũi là trẻ có hiện tượng thở khò khè, không rõ tiếng. Âm thanh này đôi lúc làm các mẹ tưởng là tiếng ngáy nhẹ của con nên ko nhận biết được. Khụt khịt mũi là triệu chứng thường đi kèm với nghẹt mũi hoặc sổ mũi đôi lúc cũng có thể không có nước mũi.

Tình trang bé khụt khịt mũi được lý giải từ mật độ chất nhầy bất thường ở khoang mũi nên đã tạo ra âm thanh nặng khi con thở. Các mẹ có thể nhận biết bằng cách áp tai vào gần mũi con để nghe rõ âm thanh hơn. Trẻ có thể bị khụt khịt trong lúc thức, đang bú hoặc khi ngủ.

Thông thường, trẻ sơ sinh khụt khịt mũi trong khoảng 5-7 ngày là khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Khi thấy con vẫn có biểu hiện khò khè sau thời gian này, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu tượng trẻ sơ sinh khụt khịt mũi lâu ngày. Biểu hiện khụt khịt nhưng không có nước mũi có thể do chế độ sinh hoạt bất thường hoặc triệu chứng của bệnh lý.

2.1. Cấu tạo mũi trẻ sơ sinh

Lỗ mũi bị tắc cũng có thể xảy ra do các bất thường về giải phẫu. Những trường hợp này thường hiếm gặp nhưng có thể nghiêm trọng, chẳng hạn như chứng rối loạn nhịp tim.

Đây là một tình trạng bẩm sinh trong đó cấu trúc xương hoặc sụn chặn phía sau lỗ mũi. Điều này có thể dẫn đến luồng không khí đi qua mũi thưa thớt, khiến trẻ bị ngáy khi ngủ. Ngoài ra còn có một tình trạng gọi là lệch vách ngăn mũi, trong đó một bên mũi thẳng trong khi một bên mũi bị vẹo. Điều này thu hẹp đường đi của một lỗ mũi và có thể dẫn đến ngáy và khịt mũi.

2.2. Cảm lạnh, cúm

Lạnh có thể gây tích tụ chất nhầy trong lỗ mũi, dẫn đến ngủ ngáy. Theo đó, cảm lạnh có thể dẫn đến nghẹt mũi, làm co thắt đường thở. Ngoài ra, trẻ mọc răng thường chảy nhiều nước bọt xuống khoang mũi khi con nằm ngửa, làm trẻ sơ sinh khụt khịt đây cũng chính là nguyên nhân.

2.3. Hen suyễn và dị ứng

Hen suyễn và dị ứng cũng có thể gây ra chứng ngáy và khịt mũi. Tuy nhiên, hai biểu hiện này không phải triệu chứng duy nhất của bệnh hen suyễn.

2.4. Ngạt mũi sơ sinh

Ngạt mũi sơ sinh cũng là một nguyên nhân khác của hiện tượng trẻ sơ sinh khụt khịt mũi. Lý giải cho điều này, các chất nhầy trong mũi không được làm sạch sẽ cản trở hô hấp ở bé và khiến con khụt khịt, khò khè lâu ngày.

3. Cách xử trí khi con khụt khịt.

Con dưới 6 tháng hay gặp tình trạng này, mẹ nhỏ rồi, xịt rồi nhưng hút không có tí nào dịch mũi nào. Không phải là không có đâu ạ, mà là có ít, dịch ở mũi sau, nên theo phản xạ nuốt, thì dịch mũi đó bị con nuốt xuống họng.

Lúc con khụt khịt nhiều, mẹ hút ra được dịch, thì lúc đó có nguy cơ nặng hơn và trở nặng nhanh hơn.

Để xử lý tình trạng này, mẹ cần chú ý các thời điểm sau đây, để nhỏ, xịt, hút cho con phù hợp cho nhanh khỏi.

3.1. Xịt và hút cho con trước khi đi ngù giấc ngủ đêm dài:

Xịt dự phòng thì 1-2 nhát xong ko hút.

Xịt điều trị thì 2-3 nhát hoặc 3-4 nhát, tuỳ độ tuổi của con. Các nhát xịt đầu hút, nhát xịt cuối ko hút. Sau mỗi lần xịt để trễ 3-5s mới hút.

Lợi ích của việc xịt này là vệ sinh và cấp ẩm cho mũi của con trước 1 giấc ngủ dài, khi ngủ sâu, nhiệt độ thấp, mũi con vẫn khoẻ để lọc và làm ấm không khí. Cũng là vệ sinh mũi cho con sau 1 ngày dài hô hấp.

3. 2. Xịt và hút cho con sau khi ngủ dậy:

Phần này có vẻ mẹ thấy thừa, nhưng ko phải đâu nha, sau 1 đêm mũi con lọc không khí và làm ấm, mũi con có gì mũi đấy, mũi con cũng phần nào khô đấy. Người lớn mình ngủ dậy cũng thấy khô mũi nói gì các con nhỏ. Bước này là vệ sinh và cấp ẩm cho mũi của con để chuẩn bị cho quá trình lọc và làm ấm không khí trong thời gian thức.

Lợi ích của việc này là trả lại môi trường sinh lý của mũi sau 1 đêm làm việc. Bước này rất quan trọng và hữu dụng với các con đi học mà phải tiếp xúc nhiều nguồn bệnh và thay đổi môi trường liên tục.

Cách làm và xịt như bước 1.

3.3. Xịt và hút sau khi tắm xong:

Bước này chắc chẳn chưa mẹ nào nghĩ đến nhưng rất quan trọng. Khi con tắm xong, thân nhiệt cơ thể con biến thiên ngắn hạn, là điều kiện tốt để vi khuẩn virus xâm nhập, chưa tính các con lớn hơn chút tắm còn vầy nước, nước vô tình bắn vài giọt vào mũi. Hoặc hơi nước nóng con hít vào làm niêm mạc nhảy cảm hơn thì virus vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.

Cách xịt và làm như bước 1

Lợi ích của bước này là trả lại cân băng môi trường sinh lý của mũi con nhanh nhất.

Tuỳ từng con sẽ có những điều chỉnh nhất định để phù hợp hơn.

Quy trình phòng và điều trị tuy đơn giản thế mà giúp được nhiều con thoát viêm mũi, viêm VA, viêm xoang rồi.

Dược phẩm Huta hy vọng bài viết này hữu ích với các mẹ trong việc chăm sóc con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay