Cảm lạnh bệnh hay gặp vào mùa đông

Vào mùa đông dễ khiến nhiều người bị cảm lạnh. Vậy đây là chứng bệnh gì và làm cách nào để điều trị khi mắc phải? Hãy cùng Dược phẩm Hutaphar tìm hiểu những thông tin cảm lạnh bệnh hay gặp vào mùa đông này trong bài viết dưới đây để chuẩn bị cho mùa đông này nhé!

1. Cảm lạnh là gì

Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày.
Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa. Hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển.
Đây là căn bệnh thường gặp và không ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người trưởng thành. Nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải. Nguyên do là bởi vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản.

2. Nguyên nhân cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng. Hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

3. Dấu hiệu cảm lạnh thường gặp

Sau khi cơ thể bị nhiễm virus khoảng 2 – 3 ngày, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của bệnh lên hệ hô hấp như mũi, họng kéo dài từ 3 – 7 ngày. Trong khoảng 3 ngày đầu là khoảng thời gian dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất.
Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến:
  • Nghẹt mũi, khó thở.
  • Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
  • Ho.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể.
  • Hắt hơi.
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm thấy mệt mỏi trong người.
Một số người bệnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết. Bên cạnh đó bạn còn hay cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh.
Tuy bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày. Nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, cảm lạnh sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như:
  • Hen suyễn,
  • Viêm tai giữa,
  • Viêm xoang cấp tính hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác.
Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để nhận được điều trị kịp thời nếu bệnh không thể tự khỏi.

4. Lúc nào cần đi bệnh viện

Đối với người trưởng thành, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu sau khi điều trị bằng thuốc nhưng vẫn có các triệu chứng như:
  • Sốt cao trên 38,5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột bị sốt sau một thời gian ngừng sốt.
  • Thường xuyên có hiện tượng khó thở, thở khò khè.
  • Đau họng và đau đầu nhiều, kéo dài.
  • Bị xoang nghiêm trọng.
  • Trường hợp trẻ em bị cảm lạnh, bạn nên lưu ý đến trẻ thường xuyên hơn, do bệnh ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn đối với người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ.
Vì vậy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có các triệu chứng sau:
  • Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi bị Sốt 38 độ C.
  • Sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày.
  • Các triệu chứng ở trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng lên.
  • Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.
  • Chán ăn, mệt mỏi.
  • Đau tai, đau đầu.
  • Buồn ngủ bất thường, rối loạn ý thức.

5. Các biện pháp phòng tránh

Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột, đây là điều kiện thuận lợi để virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể nếu bạn không có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt. Vì vậy, để tránh bị cảm lạnh, bạn cần làm và dạy cho trẻ cách thực hiện tốt các biện pháp sau:
  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng.
  • Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là người bệnh cảm lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng. Đồ dùng trong nhà được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống khoa học, rèn luyện thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến thường gặp. Bệnh thường gây ra cảm giác mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Tuy có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định nhưng người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể gây ra các biến chứng, đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ.
Hy vọng qua bài viết “Cảm lạnh bệnh hay gặp vào mùa đông” ở bài viết này. Để có thêm kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và gia đình mình trong mùa đông năm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay