Các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống lưng.

Thoái hóa đốt sống là hậu quả của quá trình hao mòn sụn khớp và xương dưới sụn theo thời gian. Hãy cùng Dược phẩm Hutaphar tìm hiểu các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống lưng.

1. Thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Thoái hóa đốt sống lưng còn được gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây là bệnh lý xương khớp mãn tính tiến triển chậm. Cấp độ tăng dần, gây đau âm ỉ, yếu cơ 2 chân, mất thăng bằng và hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân. Do làm biến dạng cột sống thắt lưng. 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5) là các đốt sống thường bị hao mòn nhất.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng không phải do viêm nhiễm mà do quá trình lão hóa cùng các yếu tố khác như:

  • Tính chất công việc (hay phải mang vác nặng, ngồi hoặc đứng ở 1 tư thế quá lâu),
  • Vận động sai tư thế (ngồi, nằm sai tư thế,…),
  • Dinh dưỡng không cân đối,
  • Di truyền, dị tật bẩm sinh,
  • Chấn thương, từng phẫu thuật…
  • Thừa cân béo phì

Thoái hóa đốt sống lưng tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng có thể làm giảm chức năng hệ thần kinh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh có thể gây tàn phế, mất khả năng sinh hoạt, khiến bệnh nhân trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho tình trạng này là rất quan trọng.

2. Các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống lưng.

Massage: Đây là phương pháp sử dụng tay, chân hoặc dụng cụ hỗ trợ với các động tác như bấm chặt, xoa bóp, nhào nặn, đấm vỗ,… giúp bệnh nhân giảm đau đớn, tê cứng do thoái hóa cột sống thắt lưng;

Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Phương pháp này giúp tác động lên vị trí xương cột sống bị đau, giảm đau hiệu quả. Khi chườm nóng, khí nóng sẽ được đưa vào vùng xương cột sống, xua tan hàn khí trong cơ thể bệnh nhân.

Khi chườm lạnh, người bệnh được giảm sưng đau tức thời. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị này;

Châm cứu: Các bác sĩ đông y sử dụng kim châm cứu để tác động vào huyệt vị trên cơ thể. Giúp giảm đau điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng. Ngoài ra, bác sĩ đông y còn có thể sử dụng các dụng cụ khác như ngải cứu, điện cực, đèn hồng ngoại,…;

Kích điện: Bác sĩ sử dụng thiết bị nhỏ có thể tạo ra mức xung điện mà cơ thể chấp nhận được. Tác động vào khu vực bị tổn thương, giảm đau đớn cho bệnh nhân;

Nắn chỉnh cột sống: Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân bị tổn thương cột sống như cong vẹo, gù lưng, thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Bác sĩ nắn chỉnh để hỗ trợ giảm đau cột sống và đưa cột sống về đúng vị trí;

Tắm suối khoáng: Là phương pháp giúp giải độc, thư giãn, giảm mệt mỏi và căng thẳng, giảm nhẹ triệu chứng đau đớn khó chịu do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống:

Người bệnh nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn những loại rau lá xanh, sữa và chế phẩm từ sữa, các loại cá, trái cây họ cam quýt,…

Đồng thời, bệnh nhân nên kiêng rượu bia, nước có ga, thuốc lá, cà phê, đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng,…;

3.2. Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà:

Xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh,… để cảm thấy dễ chịu hơn;

3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt:

Bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đảm bảo ngủ đủ giấc, không duy trì các tư thế sai, không mang vác vật nặng,…;

3.4. Tập luyện thích hợp:

Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp thư giãn gân cốt và cơ xương, cải thiện chức năng vận động. Tuy nhiên, bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng cần lựa chọn bài tập phù hợp, tránh những bài tập có động tác khó hoặc môn thể thao vận động mạnh,… Những bài tập rèn luyện phù hợp cho người bệnh là đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,…

3.5. Kiểm soát cân nặng

Người bị thừa cân nên chú ý tập luyện và ăn kiêng. Để trở về mức cân nặng lý tưởng, tránh gây áp lực cho các khớp xương.

4. Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Để chủ động phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ngay từ sớm, mỗi người cần chú ý:

Thay đổi tư thế thường xuyên. Tránh ngồi 1 chỗ quá lâu, tránh đứng nhiều. Tập vận động các khớp, tránh mang vác nặng,…;

Với công việc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng. Thì nên tận dụng giờ giải lao để tập những bài tập nhẹ khoảng 5 – 10 phút nhằm thư giãn gân cốt.

Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhiều sữa, rau xanh (rau dền, bắp cải) và trứng, cá,… Để cung cấp đủ vitamin, magie và canxi cho cơ thể. Uống đủ nước; hạn chế bia, rượu, thuốc lá, thức khuya,…;

Tập luyện thể thao đều đặn để cải thiện tính linh hoạt của xương khớp. Và hạn chế triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống lưng;

Tầm soát các vấn đề về xương khớp càng sớm càng tốt. Để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay