Viêm khớp tự miễn là gì?

Viêm khớp tự miễn là nhóm bệnh lý viêm khớp rất khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy,hãy cùng Dược phẩm Hutaphar tìm hiểu về viêm khớp tự miễn để có cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

1. Viêm khớp tự miễn là gì?

Viêm khớp tự miễn (tên tiếng anh Autoimmune Disease) là một nhóm bệnh lý viêm khớp. Có liên quan đến phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể. Điều này có nghĩa là vì một lý do nào đó, các kháng nguyên trong cơ thể có sự nhầm lẫn và tấn công lại chính các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Trong khi đó, các tác nhân gây hại bên ngoài như virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể không được ngăn chặn. Chúng sẽ tấn công và gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể.

Viêm khớp tự miễn là một nhóm các bệnh lý ở hệ thống xương khớp xảy ra khi các tế bào xương khớp khỏe mạnh bị tấn công bởi chính kháng thể tự thân do hệ thống miễn dịch “phái đến”. Trong đó, viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp là hai bệnh lý viêm khớp tự miễn phổ biến nhất.

Viêm khớp do bệnh lý tự miễn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và phổ biến nhất ở độ tuổi từ 20 – 40. Bệnh sẽ tiến triển theo từng đợt với mức độ từ nhẹ đến nặng. Đây là một dạng bệnh lý mạn tính và không có cách nào điều trị dứt điểm được. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo thống kê, có hơn 80 loại bệnh lý tự miễn, trong đó có 7 loại bệnh lý viêm khớp tự miễn thường gặp nhất là:

  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter);
  • Viêm khớp vảy nến;
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Viêm khớp có biểu hiện viêm ruột;
  • Xơ cứng bì.

2. Triệu chứng viêm khớp tự miễn

Viên khớp tự miễn có thể bị ở bất kỳ lứa tuổi nào và gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Triệu chứng bệnh có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, tuy nhiên có một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng và phổ biến nhất như:

  • Đau nhức các khớp xương;
  • Đau cơ;
  • Khó ngủ;
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức không rõ lý do;
  • Sốt dai dẳng;
  • Sưng nóng ở các khớp;
  • Tràn dịch khớp;
  • Hạn chế cử động;
  • Giảm cân, thiếu máu, tức ngực;
  • Khô mắt, khô miệng.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Căn nguyên dẫn đến bệnh lý viêm khớp tự miễn là do chính hệ miễn dịch tấn công lại các cơ quan trong cơ thể. Thông thường, cơ thể sẽ phản ứng với nhiễm trùng hoặc sự xuất hiện của một chất lạ nào đó (vi khuẩn, virus hoặc nấm). Bằng cách gia tăng sản xuất các tế bào đặc hiệu (bạch cầu) để tấn công và tiêu diệt những tác nhân gây hại. Tuy nhiên, trong tình trạng viêm khớp tự miễn. Cơ thể sẽ huy động quá mức các tế bào bạch cầu để xâm nhập vào bao hoạt dịch và gây ra phản ứng viêm. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng xương, sụn bị ăn mòn, cuối cùng là biến dạng xương.

4. Nguy cơ viêm khớp tự miễn

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn:

  • Di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những người có bố hoặc mẹ mắc một loại viêm khớp nào đó. Sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với những đối tượng khác.
  • Giới tính: Theo thống kê cho thấy, có khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh là ở nữ giới. Trong đó có đến 2/3 là ở những người trên 30 tuổi và tuổi trung niên.

5. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tác nhân gây bệnh: Một số loại vi khuẩn, virus như E.coli, Chlamydia, Influenzae, viêm gan B, C… làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng. Cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Lối sống không phù hợp: Thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và chất kích thích thường xuyên. Hoặc thức khuya kéo dài, stress trong công việc… đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại như chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp… có thể sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm rối loạn hoặc biến đổi hoạt động miễn dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay