Bong gân là chấn thương rất thường gặp trong tai nạn sinh hoạt, hay trong thể thao. Khi bị bong gân bạn thường luôn suy nghĩ bong gân thì kiêng gì. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu bài viết sau.
1. Triệu chứng cảnh báo bong gân
Triệu chứng đầu tiên khi bị bong gân là vị trí tổn thương bị sưng lên. Có thể xuất hiện vết bầm tím nếu có chảy máu dưới da. Đặc biệt khi ấn vào hoặc cử động sẽ rất đau, đau nhói ở vùng bị tổn thương.
Hầu hết nguyên nhân gây ra bong gân đều do tác động của ngoại lực đến dây chằng. Khi va chạm mạnh, trượt chân ngã, cử động nhanh đột ngột. Nguy cơ bong gân có thể tăng cao với những người thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao, đi giày cao gót, lao động nặng…
Phần lớn bong gân không để lại di chứng nghiêm trọng. Nếu được sơ cứu và điều trị đúng cách. Một số biến chứng do bong gân như đau mãn tính, viêm khớp, lỏng khớp, teo cơ, khô khớp, cứng khớp, cử động khó khăn. Biến chứng nghiêm trọng thường gặp ở người cao tuổi. Vì sự lão hóa khiến quá trình hồi phục gặp nhiều khó khăn hơn.
2. Bong gân phải kiêng gì để không gây biến chứng?
Bong gân là tai nạn hay gặp nhưng rất nhiều người không hiểu rõ về cơ chế bệnh lý. Điều đó dẫn đến thường xử lý sai cách khi không may bản thân hoặc người xung quanh bị bong gân dẫn đến hậu quả nặng nề. Dưới đây là những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bong gân:
2.1. Dùng dầu nóng xoa vùng bong gân
Bong gân thường sẽ đi kèm chảy máu tại chỗ dây chằng bị đứt, lượng máu ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng sưng tấy, bầm tím do máu tụ lại. Do đó, nếu sử dụng dầu nóng, chườm nóng hay sau bị bong gân sẽ khiến tình trạng chảy máu và phản ứng viêm nặng hơn. Hậu quả là nhiều người bị bong gân nhẹ nhưng cả mấy tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn, thậm chí biến chứng teo cơ, cứng khớp.
Thay vào đó, hãy sử dụng túi chườm đá lạnh để giảm đau, giảm sưng và hỗ trợ điều trị bong gân. Có thể chườm liên tục trong 3 ngày đầu tiên, mỗi lần khoảng 20 phút và thường xuyên thay đổi vị trí túi chườm tránh bỏng lạnh.
2.2. Vận động liên tục sau chấn thương
Nhiều người cho rằng bong gân là những chấn thương nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày, vài tuần nên vẫn cố gắng vận động. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, bởi để khớp nghỉ ngơi là điều quan trọng nhất trong điều trị bong gân, cử động nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
Khi bị bong gân, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy dùng băng vải, băng thun nẹp cố định vị trí tổn thương. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động tối đa và nên giữ vị trí bong gân cao hơn tim để giảm sưng.
2.3. Bị bong gân kiêng ăn gì
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể sau chấn thương như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… người bị bong gân cũng cần chú ý loại bỏ những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt để không cản trở quá trình điều trị.
Không ăn thực phẩm nhiều chất béo
Dầu mỡ, chất béo có thể cản trở quá trình lưu thông máu. Làm tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thịt mỡ… chính là những loại đồ ăn nên loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống mỗi ngày với người bị bong gân. Thay vào đó, bạn có thể ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn các món hấp và sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật.
Hạn chế ăn đồ ngọt
Bạn tuyệt đối không nên ăn nhiều đồ ngọt bởi cũng như dầu mỡ. Lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe. Mà còn cản trở tuần hoàn máu, làm tăng nguy cơ viêm, sưng tấy. Hãy tránh xa những thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, trái cây sấy khô, siro, kem,…
Tạm biệt rượu, bia, chất kích thích
Đồ uống chứa cồn như rượu, bia. Và chất kích thích như cà phê, thuốc lá cũng là thực phẩm người bị bong gân nên kiêng. Cồn (ethanol) cản trở quá trình hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Từ đó làm giảm tốc độ phục hồi chấn thương.
Bài viết “Bị bong gân bạn nên kiêng gì” đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Kết hợp các phương pháp điều trị cùng kiêng kị hợp lý. Sẽ giúp người bị bong gân không còn đau đớn, khó chịu và rút ngắn thời gian bình phục.