Thoái hóa khớp diễn biến âm thầm, lâu dần làm mất đi khả năng chịu lực của bề mặt sụn khớp. Các triệu chứng có thể không xuất hiện rõ ràng cho đến nhiều năm sau đó. Do đó, ngay từ khi còn trẻ hãy áp dụng các cách phòng tránh thoái hóa khớp cho người trẻ.
1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn đệm giữa 2 đầu xương bị hư hỏng, viêm. Làm giảm chất bôi trơn ở điểm nối giữa 2 đầu xương khiến người bệnh bị đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động. Về lâu dài, tình trạng thoái hóa khớp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Thoái hóa khớp thường xảy ra từ độ tuổi 40 – 60 tuổi. Đặc biệt sau 45 tuổi, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thường cao gấp 1,5 – 2 lần so với nam giới.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp là:
Tình trạng sụn khớp chịu áp lực trong thời gian dài;
Các chấn thương nhẹ và mạn tính ở xương khớp;
Tình trạng thừa cân, béo phì;
Do độ tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên;
Yếu tố di truyền trong gia đình;
Di chứng từ các bệnh lý khác.
3. Cách phòng tránh thoái hóa khớp
3.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là cách để có một cơ thể khỏe mạnh và hệ xương khớp chắc khỏe. Bạn cũng nên bổ sung thực phẩm giàu omega-3, vitamin D vào bữa ăn của mình.
Bên cạnh đó là hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, rượu bia.
3.2. Giữ thói quen vận động đúng cách
Đi, đứng, ngồi hoặc nằm đúng tư thế có thể giúp giảm thiểu áp lực tác động lên bề mặt sụn khớp. Tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và mô cơ xung quanh.
Những bạn trẻ làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi một tư thế trong thời gian dài cần đứng lên vận động nhẹ sau mỗi 30 phút. Hạn chế mang vác vật nặng, không thay đổi tư thế đột ngột.
3.3. Duy trì cân nặng hợp lý
Người thừa cân hoặc béo phì dễ bị thoái hóa do các khớp gánh chịu áp lực không đáng có từ cơ thể. Do vậy nếu trọng lượng cơ thể đang vượt quá mức cho phép hãy giảm cân.
3.4. Tập thể dục thể thao phù hợp
Tập thể dục mỗi tuần 5 buổi, mỗi buổi 30 phút có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và hệ cơ xương khớp nói riêng. Tập luyện sẽ cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng sự linh hoạt của xương khớp, giảm đau cứng khớp.
3.5. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng
Khi cơ thể ở tư thế thẳng, diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt sụn khớp sẽ đạt mức tối đa và lực đè ép sẽ giảm xuống mức tối thiểu giúp bảo vệ các khớp khỏi sự đè ép không mong muốn.
3.6. Sử dụng các khớp lớn khi mang vác nặng
Khi mang vác hay xách đồ nặng. Bạn nên khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để hạn chế làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay. Các khớp lớn ở tay có thể kể đến khớp vai, khớp khuỷu, ở chân là khớp gối, khớp háng.
3.7. Giữ nhịp sống hài hòa, thoải mái
Tất cả mọi người đều nên sắp xếp công việc hợp lý, cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi.
Nên nhớ các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Không nên thực hiện lặp đi lặp lại một động tác hay tư thế làm việc trong thời gian dài sẽ gây quá tải cơ, gây tổn thương khớp.
Bất cứ khi nào cơ thể ra dấu hiệu “báo động”, nên ngừng động tác ngay lập tức và sắp xếp nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt từ sau 40 tuổi trở đi, người bệnh nên có chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống cân bằng.
3.8. Bổ sung Xương khớp Huta
Xương khớp HUTA với các thành phần chính Glucosamin sulfat 2NaCl, Methysulfonyl methane, Chiết xuất vỏ cây liễu trắng, Chiết xuất nhũ hương, Nano curcumin 10%, Cao xích thược, Chondroitin 90% (Sụn vi cá mập), Collagen type II, Canxi carbonat nano, Cao vương tôn, Ngũ gia bì, Acid hyaluronic, mang đến cho bạn:
- Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, bảo vệ màng sụn khớp.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp.
- Hạn chế thoái hóa các khớp (cột sống cổ, cột sống thắt lưng, vai gáy _ gối) giúp khớp vận động linh hoạt.