Các nguyên nhân đau bàn chân khi chạy bộ

Đau bàn chân khi chạy bộ thường gặp sau thời gian hoatj động chạy bộ với cường độ chạy dày đặc. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra những cơn đau rất quan trọng giúp bạn phòng tránh và điều trị dứt điểm.

1. Nguyên nhân đau bàn chân khi chạy bộ

Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều phần trên bàn chân cùng lúc với những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:

1.1. Bàn chân bẹt

Những cơn đau khó chịu ở lòng bàn chân có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng bàn chân bẹt. Kèm theo đó là dấu hiệu lòng bàn chân phẳng lì. Có xu hướng áp cạnh trong xuống đất khi đi đứng, gây ra tình trạng vận động khó khăn. Đây là dị tật phổ biến gây mất cân bằng cơ thể do bàn chân không đủ linh động. Người mắc hội chứng này nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây tác hại nghiêm trọng.

1.2. Viêm gân

Dấu hiệu thường thấy của viêm gân là cảm giác đau bàn chân gây ra hạn chế di chuyển. Với từng loại viêm gân sẽ có các triệu chứng khác nhau: Viêm gân giữa sẽ gây ra cơn đau ở giữa bàn chân.

Viêm gân Achilles thường làm đau nhức vùng dọc theo gân Achilles và sau gót…

1.3. Gãy xương cổ chân

Cơn đau do gãy xương cổ chân bắt đầu từ đầu bàn chân kèm theo dấu hiệu sưng tấy và dần trở nên nặng hơn nếu không điều trị kịp thời. Đây là chấn thương thường xảy ra trong trường hợp chạy bộ quá mạnh và nhanh sau thời gian dài nghỉ ngơi.

1.4. U dây thần kinh

Cảm giác nóng ran, đau nhói từ bàn chân. Rồi lan ra các ngón chân khi chạy bộ có thể là do chứng u dây thần kinh. Hiện tượng này xuất hiện khi các dây thần kinh gần cổ chân bị sưng lên do mang giày quá chật.

1.5. Viêm khớp

Viêm khớp có hai dạng:

Viêm xương khớp do chấn thương

Viêm khớp dạng thấp do rối loạn tự miễn dịch. Trong đó, viêm khớp dạng thấp làm bàn chân bị sưng đau, gây ra hoạt động kém linh hoạt.

1.6. Viêm cân gan chân

Nếu bạn thường có cảm giác đau nhói ở gót chân vào buổi sáng mới thức dậy hoặc sau thời gian ngồi lâu, thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm cân gan chân. Sau khoảng thời gian đó, cơn đau dần thuyên giảm nhưng sẽ đau nhiều hơn khi vận động thể chất.

1.7. Vết chai

Vết chai ở lòng bàn chân hình thành do thường xuyên bị ma sát với bề mặt cứng. Đặc biệt, nếu vết chai này quá dày thì sẽ gây đau bàn chân khi chạy bộ.

1.8. Đau xương đốt chân

Cơn đau ở vùng ngón chân có thể là dấu hiệu đau xương đốt chân. Ngoài ra, lòng bàn chân có một khối nhô ra bên dưới ngón chân cái. Nguyên nhân đau xương đốt chân là do chấn thương, dị tật, hoặc do mang giày không phù hợp.

2. Đau lòng bàn chân khi chạy bộ có nguy hiểm không?

Từ những thông tin trên có thể thấy, đau bàn chân khi chạy bộ không chỉ do việc tập luyện quá mức, khởi động không kỹ mà còn là dấu hiệu của các bệnh lý. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng đau bàn chân thường xuyên, không thuyên giảm thì nên thăm khám sớm để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Chẳng hạn như đau bàn chân kéo dài có thể gây ra biến chứng:

  • Bệnh về mạch máu (viêm tắc động mạch, u cuộn mạch,…),
  • Dây thần kinh (viêm thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm,…),
  • Bệnh về xương khớp (viêm khớp, nứt xương,…).

3. Làm sao để tránh đau chân khi chạy bộ?

Có thể thấy, chạy bộ là hoạt động thể thao được ưa chuộng. Nhưng để phòng tránh đau bàn chân khi chạy bộ, bạn nên lưu ý những điều sau:

Lựa chọn địa hình thuận lợi để chạy bộ, tránh địa hình gồ ghề, đường mòn nhấp nhô hoặc đường bằng bê tông cứng.

Nâng dần độ dài quãng đường để cơ thể kịp thích ứng với tần số hoạt động, cũng như hạn chế tối đa chấn thương.

Có chế độ nghỉ ngơi phục hồi và thư giãn phù hợp để tránh tình trạng cơ, khớp và xương bị va đập.

Kết hợp một số bài tập khác để giảm áp lực lên ống chân, chẳng hạn như tập xe đạp, bơi lội, aerobic,…

Luyện tập những bài tập tăng khả năng chịu đựng cho ống chân và cải thiện sức mạnh cho cơ cắp.

Chọn giày chuyên để chạy thể thao với đúng kích thước và đảm bảo giày có lớp đệm đỡ chống sốc cho xương và khớp.

Nên chú ý đến tư thế chạy để giảm tối đa chấn thương như không vung tay quá cao, kết hợp luyện tập các động tác về chân, tay.

Khi luyện tập nên kéo căng cơ bắp để lưu thông khí huyết và giảm căng thẳng cho cơ.

Bổ sung xương khớp Huta

Thành phần chính của sản phầm là Glucosamin sulfat 2NaCl, Chondroitin 90% (Sụn vi cá mập), Collagen type II, Canxi carbonat nano kết hợp với thảo dược thiên nhiên giúp xương khớp khỏe hơn.
Việc bổ sung XƯƠNG KHỚP HUTA sẽ giúp:

  • Bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp.
  • Hỗ trợ làm tăng khả năng phục hồi khớp, giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Nhìn chung, đau bàn chân mặc dù là tình trạng thường gặp do thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu đau nhức bàn chân liên tục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay