Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên mà mỗi người phụ nữ khi trưởng thành đều phải trải qua. Nhưng đôi lúc có các dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt tuổi dậy thì bạn không thể bỏ qua. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, biểu hiện là chảy máu ra ngoài âm đạo do bong niêm mạc tử cung. Tuổi dậy thì được đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Kinh nguyệt có tính chất định kỳ hàng tháng, là kết quả của sự thay đổi nội tiết buồng trứng trong cơ thể.
Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1-2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có kinh do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa hoàn chỉnh.
2. Kinh nguyệt bình thường
Kinh nguyệt bình thường khi thiếu nữ tuổi dậy thì bắt đầu có kinh từ 11-18 tuổi, vòng kinh bình thường khoảng 22-35 ngày, trung bình là 28-30 ngày, thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. Lượng máu kinh bình thường nếu bạn phải thay 3-5 lần băng vệ sinh mỗi ngày. Màu kinh có màu đỏ tươi, không đông, mùi hơi nồng, không tanh.
3. Các dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt tuổi dậy thì
Kinh nguyệt không bình thường còn gọi là rối loạn kinh nguyệt. Các trường hợp kinh nguyệt bất thường như:
Vô kinh nguyên phát: Đây là tình trạng xảy ra khi bạn nữ đã quá 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh.
Vô kinh thứ phát: Quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh rất đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều.
Vô kinh giả: Là tình trạng máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài, còn gọi là bế kinh.
Rong kinh: Nếu quá trình hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
Kinh ít: Lượng máu kinh ra rất ít.
Kinh nhiều: Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường, trên 60 ml trong cả kỳ kinh.
Kinh thưa: Vòng kinh dài trên 35 ngày.
Kinh mau: Vòng kinh ngắn dưới 21 ngày.
Băng kinh: Máu kinh ra rất nhiều, trên 150ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi bị ngất xỉu.
Rong huyết: Ra máu không liên quan đến kỳ kinh.
Rong kinh: Ra máu kinh kéo dài trên 7 ngày.
Thống kinh: Đau bụng nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng sinh hoạt.
Kinh sớm: xảy ra ở những bé gái có kinh trước 10 tuổi.
4. Lời khuyên cho bạn gái tuổi dậy thì
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên, gây ra do sự thay đổi giải phẫu và sinh lý bình thường của tuổi dậy thì, không phải là bệnh mà lo sợ. Khi hành kinh có thể bị đau bụng, cảm giác choáng váng, các trạng thái tâm lý bất thường hay xảy ra khi có kinh như cảm giác bứt rứt khó chịu, nhức đầu, lo âu, mất ngủ, biếng ăn…
Không nên quá lo lắng về các chu kỳ kinh nguyệt không đều thì vì kinh nguyệt không đều trong 1-2 năm khi bắt đầu có kinh có thể là bình thường.
Các bậc phụ huynh cũng cần hướng dẫn cụ thể cho trẻ cách giữ vệ sinh khi có kinh nguyệt, cách sử dụng băng vệ sinh.
Gia đình cần giải thích cho trẻ vị thành niên hiểu rõ khi đã có kinh nguyệt. Thì cũng sẽ có khả năng mang thai nếu có quan hệ tình dục. Đồng thời, hướng dẫn cách phòng tránh thai. Như cách sử dụng bao cao su cũng như các biện pháp tránh thai an toàn.
5. Bảo vệ “cô bé” tuổi dậy thì
Khi đến tuổi dậy thì bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh để giúp chăm sóc chu đáo “cô bé”. Và sản phẩm bạn không thể bỏ qua đó là Dung dịch vệ sinh SASE Huta.
Với thành phần thiên nhiên như lá trà xanh, lô hội, cúc la mã, vitamin E giúp:
- Làm sạch dịu nhẹ, ổn định pH tự nhiên cho vùng da nhạy cảm
- Ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vùng kín
- Khử mùi và chống ngứa ngáy mang lại cảm giác dễ chịu cho các nàng.
- Dưỡng ẩm, mềm mại vùng kín.
- Hỗ trợ chống viêm nhiễm phụ khoa và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết “Dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt tuổi dậy thì” các bạn nữ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bản thân ở tuổi dậy thì.