Ai cũng có thể mất ngủ một vài lần trong đời nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì bạn không nên chủ quan vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu những tác hại của mất ngủ ở bài viết này bạn nhé!
1. Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ bao gồm các vấn đề về giấc ngủ có thể kể đến như mất ngủ, ngủ nhiều, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Nếu không được cải thiện kịp thời, đúng cách thì tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
2. Đối tượng dễ bị mất ngủ
Ai cũng có thể bị mất ngủ, tuy nhiên đối tượng có thể dễ bị mất ngủ hơn là những người như:
- Người cao tuổi: Những người trong độ tuổi từ 60-65 tuổi dễ bị mất ngủ hơn do những thay đổi của cơ thể liên quan đến lão hóa và còn dễ mắc nhiều bệnh lý hay phải sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Người đang mắc các bệnh lý: Mất ngủ có thể xảy ra với người mắc các bệnh mạn tính và các cơn đau liên quan bệnh lý. Bệnh lý dễ dẫn đến mất ngủ bao gồm: bệnh tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, Parkinson, đau cơ xơ hóa, trào ngược đường tiêu hóa,…
- Phụ nữ: Nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn so với nam giới do các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố,…
- Người đang gặp các yếu tố tâm lý: Những người bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng có xu hướng khó ngủ, mất ngủ.
- Người làm ca đêm hay thay đổi múi giờ: Những người phải thường xuyên làm ca đêm, giờ ngủ không cố định hoặc những người đi du lịch, du học ở một quốc gia khác trái múi giờ cũng dễ bị mất ngủ hơn.
- Người có lối sống thiếu khoa học: Một số thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,… đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ.
3. Tác hại của mất ngủ
3.1. Lo âu
Khi ngủ giúp cơ thể “loại bỏ” những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Có mối liên quan giữa thể chất và tinh thần, khi thiếu ngủ bạn không thể giải tỏa những stress từ đó khiến tâm trạng lo âu, bồn chồn…
3.2. Trầm cảm
Đây là hệ quả của việc thiếu ngủ, có mối liên quan trực tiếp với tình trạng lo âu, nguyên nhân do cản trở dẫn truyền các xung động thần kinh. Khi có điều gì gây cảm giác chản nản, phiền muộn thì hãy nhớ lại bạn đã ngủ bao nhiêu giờ trong đêm. Xét trong cuộc sống không có điều gì tác động đáng kể đến trầm cảm thì đến lúc bạn hãy dành sự quan tâm đến giấc ngủ!
3.3. Thiếu tập trung
Giấc ngủ có liên quan đến những suy nghĩ và khả năng học tập. Ngủ không đủ giấc sẽ có những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm ảnh hưởng đến sự tập trung, mức độ cảnh tỉnh và cách giải quyết vấn đề cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ những “sự kiện” vào bộ nhớ, nếu thiếu ngủ khiến bạn không thể nhớ những điều đã học được
3.4. Béo phì
Khi thiếu ngủ, hormon ghreline tăng và hormon leptine giảm chính điều này khiến dễ tăng cân. Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và càng “lười” tham gia các hoạt động thể chất. Thêm vào đó càng có nhiều khả năng ăn nhiều chất béo bão hòa và đường.
3.5. Suy yếu hệ thống miễn dịch
Khi ngủ, cơ thể sản xuất cytokine bảo vệ, các kháng thể… giúp chống lại nhiễm trùng. Quá trình này cần thiết giúp cơ thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc vi rus. Khi thiếu ngủ, cơ thể không thể tự bảo vệ chống lại các tác nhân nhiễm trùng, kết quả nguy cơ dễ mắc bệnh hơn! Mất ngủ trong thời gian dài, tăng nguy cơ tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.
3.6. Lão hóa da sớm
Khi thiếu ngủ sẽ xuất hiện các vết thâm quầng dưới mắt. Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, cortisol (hormon căng thẳng) được sản xuất ra với một lượng lớn. Cortisol sẽ phá hủy collagen có trong các tế bào da, khiến da mất tính đàn hồi, mềm mại…
4. Bí quyết giúp ngủ ngon
Đi ngủ và thức giấc vào khung giờ ổn định
Giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ
Tránh ngủ nhiều, ngủ chợp mắt vào ban ngày hoặc trước giờ đi ngủ
Không dùng các chất kích thích (trà, cà phê, rượu), nhất là vào buổi tối
Thư giãn bằng các phương pháp như thiền, massage, ngâm chân, tắm nước nóng trước khi đi ngủ.
Không ăn no hoặc chất khó tiêu vào buổi tối để tránh khó ngủ.
Để hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, có giấc ngủ bình thường, ngủ đúng giờ… thì bạn có thể áp dụng cách bổ sung viên ăn ngủ ngon ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Huta.
Bạn có thể yên tâm dùng viên uống viên ăn ngủ ngon ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Huta vì:
- Được chiết xuất từ các thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
- Hỗ trợ an thần, dễ vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc an toàn