Sử dụng các cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp là một phương pháp được khá nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt, bệnh nhân cần phải biết cách thực hiện. Hãy Cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu bài viết ‘5 cây thuốc nam chữa xương khớp” dưới đây nhé!
1. Cây lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC, thuộc họ hồ tiêu, là loại cây thân thảo lâu năm có sức sống tốt. Cây non mọc thẳng, khi lớn bò trên mặt đất, lá đơn hình tim, mặt lá bóng có màu xanh đậm, mùi thơm nồng đặc trưng.
Ngoài công dụng là chế biến thành các món ăn cây lá lốt còn là một vị thuốc trong Đông y. Theo Đông y lá lốt vị nồng, tính ấm. Có công dụng ôn trung, tán hàn, chữa bệnh về xương khớp, đầy hơi khó tiêu, ra mồ hôi tay. Theo Tây y, lá và thân cây lá lốt có chứa nhiều tinh dầu và alcaloid.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Gồm 30gr lá khô, 100gr lá lốt tươi.
1.2. Cách làm:
Sau khi rửa sạch lá lốt, bạn cho thảo dược này vào trong nồi rồi đun sôi lên với 600ml nước lọc.
Bạn đun cho đến khi chỉ còn 200ml thì dừng lại và lọc lấy nước để uống. Bạn chí làm 2 lần uống mỗi ngày.
Duy trì uống nước sắc mỗi ngày 1 lần trong khoảng 20 ngày để thấy được sự tiến triển của bệnh lý.
Ngoài ra, để chữa đau nhức xương khớp, bạn có thể cho lá lốt vào chảo và rang nóng với một ít muối hạt. Sau đó, bạn cho hỗn hợp vào trong túi vải và chườm lên khu vực xương khớp bị đau nhức.
2. Cây ngải cứu
Nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu chứa nhiều tinh dầu. Thành phần này hoạt động như một chất gây tê nhẹ. Nó giúp làm giảm cơn đau nhức tại khớp bị viêm.
Ngoài ra, chất đắng trong ngải cứu được tạo thành từ các hợp chất absinthin và anabsinthine còn có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Khi được cơ thể hấp thu, chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng và nóng đỏ khớp do căn bệnh viêm khớp gây ra.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Gồm 1 nắm muối hạt, 100gr thân và lá ngải cứu.
2.2. Cách làm:
Sau khi rửa sạch ngải cứu, bạn cắt ngải cứu thành từng đoạn và để cho thật ráo nước.
Tiếp theo, bạn xào nóng lá ngải cứu cùng với muối hạt cho tới khi thảo dược hơi héo thì dừng lại.
Bạn cho hỗn hợp vào túi vải và chườm lên khu vực bị đau nhức.
Sau thời gian khoảng 30 phút, bạn rang hỗn hợp lên và tiếp tục chườm thêm lần nữa.
Bạn duy trì chườm lá ngải cứu mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để bệnh có dấu hiệu được cải thiện.
3. Cây trinh nữ
Trong y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi se, tính hàn, chủ trị đau xương khớp, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giúp chống viêm, lợi tiểu, hạ áp.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Gồm 30g trinh nữ, 20g mỗi vị bưởi bung , 10g mỗi vị rễ đinh lăng, cam thảo đất.
3.2. Cách làm:
Trinh nữ sao vàng với rượu gạo, sắc các vị thuốc với 1,5 lít nước, nấu cạn còn 2 chén, chia 2 lần uống hết trong ngày.
4. Cây đinh lăng:
Các bộ phận rễ, thân, lá của cây đều có thể sử dụng để sắc lấy nước hoặc ăn trực tiếp. Đây là cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết, giảm sưng viêm do các bệnh xương khớp.
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Gồm 10g rễ đinh lăng, 10g thiên niên kiện, 10g độc hoạt, 10g trần bì, 10g quế chi, 10g đại táo, 10g tần giao, 10g cam thảo.
4.2. Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc thuốc, sắc uống ngày 2-3 lần cho đến khi triệu chứng đau lưng thuyên giảm hẳn (khoảng 7-10 ngày).
5. Cây chìa vôi:
Có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp do thoái hóa, thoát vị, phong thấp, tụ máu, sưng nề, bong gân. Vì trong cây có chứa các hợp chất như vitamin C, saponin có khả năng hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng đau hiệu quả.
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Gồm 20g chìa vôi cùng với khoảng 15g lá lốt.
5.2. Cách làm:
Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi sắc chung với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ. Nước rút còn 250ml thì đạt. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày, nên uống khi còn ấm nóng.
Hy vọng, qua bài viết “5 cây thuốc nam chữa xương khớp” bạn sẽ có thêm kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp gia đình. Và là đây những cây dễ trồng nên bạn có thể trồng trong vườn để phòng khi đau xương khớp sẽ có bài thuốc hay cho mình và gia đình dùng.