Viêm phế quản ở trẻ là một bệnh lý thường gặp, có khả năng tái đi tái, nhất là vào thời điểm giao mùa. Mặc dù bệnh không khó để điều trị nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị dứt điểm. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu về nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ em, giúp bố mẹ có thêm kiến thức chăm sóc con tốt hơn.
1. Viêm phế quản ở trẻ là bệnh gì?
Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc, tiểu phế quản, chủ yếu do virus gây ra. Ngoài ra, vi khuẩn, nấm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Mùa đông là thời điểm bệnh phát triển nhanh, dễ bùng phát thành dịch.
Tình trạng nhiễm trùng, viêm phế quản làm phế quản bị thu hẹp và tiết nhiều dịch nhầy làm tắc nghẽn đường thở. Điều này khiến không khí bên trong phế quản không thể lưu thông, trẻ cảm thấy khó thở, thở khò khè và bắt đầu xuất hiện các cơn ho dữ dội. Ho có thể có đờm đi kèm vì đây là phản ứng của cơ thể để đẩy đàm từ phổi ra ngoài, loại bỏ chất nhầy bên trong đường thở, giúp lưu thông ống thở.
Bệnh viêm phế quản được chia làm 2 loại:
- Viêm phế quản cấp tính: Các triệu chứng của bệnh kéo dài từ 7-10 ngày hoặc hơn. Nếu được chữa trị đúng cách, bệnh không tái đi tái lại nhiều lần.
- Viêm phế quản mãn tính: Các triệu chứng xuất hiện dai dẳng, có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí là vài năm. Bệnh có thể làm suy giảm chức năng của phổi và gây ra những tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Sau khi được điều trị, bệnh có nguy cơ tái phát cao.
2. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
2.1. Trẻ bị viêm phế quản thường sẽ có các biểu hiện sau:
Ho khan, ho có đàm (đàm có màu trắng hoặc vàng). Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đàm sẽ được đẩy ra ngoài khi trẻ nôn. Ho liên tục khiến trẻ cảm thấy ngứa, rát cổ họng.
Trẻ ho dữ dội hơn khi nằm.
Nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở.
Sốt.
Đau họng.
Mệt mỏi, ớn lạnh, khó chịu.
Đau, nhức đầu.
Đau ngực.
Trẻ quấy khóc bất thường.
Bỏ bú, bỏ ăn.
Da tím tái, xanh hoặc xám.
Niêm mạc phế quản sưng đỏ, phù nề…
2.2. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến tình trạng bệnh cứ trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn:
Trẻ thường xuyên dùng các món ăn, đồ uống lạnh;
Sống trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, khí thải,…;
Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá…
3. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm phế quản
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm phế quản, trong đó thường gặp nhất là:
Virus: Là nguyên nhân thường gặp gây ra căn bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Hệ miễn dịch ở trẻ em còn yếu và chưa hoàn thiện, khi bị các loại virus như Adenovirus type 1-7, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B; các loại virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus, Human Bocavirus, Herpes Simplex Virus; vi trùng như S Pneumoniae, M catarrhalis, H Influenzae, Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Species… tấn công sẽ khiến trẻ dễ bị viêm phế quản. Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các bệnh lý tai – mũi – họng thì những virus, vi khuẩn này lại càng hoạt động và tấn công tích cực.
Các yếu tố khiến trẻ bị viêm phế quản tái phát nhiều lần gồm cơ địa dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh xơ nang, suy giảm miễn dịch, môi trường sống có nhiều khói bụi…
4. Viêm phế quản ở trẻ em có lây không?
Đây là điều mà nhiều cha mẹ luôn lo lắng, thực tế viêm phế quản là bệnh lý có khả năng lây lan mạnh thông qua 2 con đường: trực tiếp và gián tiếp.
- Lây lan trực tiếp
Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm phế quản qua con đường giao tiếp gần, người bệnh ho, hắt hơi,… rất dễ phát tán vi rút sang người đối diện.
- Lây lan gián tiếp
Lây lan gián tiếp là hiện tượng người lây lan thông qua việc sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân như khăn mặt, bát, thìa, đũa, cốc chén,… với người bệnh. Virus có thể tồn tại, sống vài giờ trên các vật dụng đó và làm tăng nguy cơ lây bệnh giữa những đối tượng trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Vì thế, tốt nhất mẹ nên rèn cho bé thói quen rửa tay thường xuyên. Ăn uống hợp vệ sinh, tránh nơi nhiễm khuẩn và khói bụi. Không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với những người đang nhiễm bệnh hoặc những người hay hút thuốc.
5. Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em
Để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ, bố mẹ cần chú ý:
Tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Bên cạnh đó, nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, luôn giữ tay, chân bé và cả người trực tiếp chăm sóc bé luôn được sạch sẽ.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế cho bé ra ngoài nơi công cộng vào thời điểm giao mùa hay tiếp xúc với người có triệu chứng ho, sổ mũi; trẻ ra đường phải được đeo khẩu trang kỹ lưỡng, khi về nhà cần vệ sinh tay chân sạch sẽ.
Ăn uống hợp lý: Cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tương và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ..
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh lý.
Hy vọng qua bài viết “Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em” bố mẹ sẽ có thêm kiến thức hay trong việc chăm sóc con cái.