Vì sao cứ chuyển mùa bệnh xương khớp lại gia tăng

Thay đổi thời tiết mệt mỏi, làm đau nhức xương khớp đã gây ra không ít nỗi lo lắng cho những người có các vấn đề về xương khớp. Thực tế cho thấy, hơn một nửa số bệnh nhân bị viêm khớp phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng, khó chịu mỗi khi “trái gió trở trời”.

Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu nguyên nhân cứ chuyển mùa bệnh xương khớp lại gia tăng.

1. Thời tiết ảnh hưởng đến bệnh xương khớp?

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua. Nhằm tìm ra mối liên hệ giữa thời tiết và đau xương khớp. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị viêm khớp có thể nhạy cảm với sự thay đổi của áp suất khí quyển và nhiệt độ.

Khi lớp sụn bao phủ xương bên trong khớp bị bào mòn, các dây thần kinh bị bộc lộ sẽ nhạy cảm hơn những thay đổi của áp suất trong khớp cũng như bên ngoài.

Khi áp suất khí quyển thay đổi có thể khiến cho gân, cơ, các mô sẹo bị giãn ra và co lại, dẫn đến tình trạng đau khớp.

Tình trạng nắng mưa thất thường, nhất là thời tiết trở lạnh khiến cho các khớp bị cứng và đau hơn. Nhiều người bị viêm khớp đã cảm nhận được các triệu chứng xấu xảy ra trước hoặc trong những ngày mưa.

Thông thường, áp suất giảm xuống trước khi thời tiết mưa hoặc trở lạnh. Điều này có thể làm kích thích cho các mô bị viêm và khiến cơn đau tăng lên. Mặc dù thời tiết không phải là nguyên nhân gây ra viêm khớp hoặc làm cho bệnh trở nên nặng hơn, tuy nhiên chúng có thể tạm thời làm tăng cơn đau khớp.

2. Nguyên nhân gia tăng bệnh xương khớp:

2.1. Lười vận động, thừa cân – thủ phạm gây bệnh xương khớp

Những ngày mùa đông thời tiết lạnh cũng là lúc các bệnh về xương khớp bắt đầu xuất hiện. Nhất là ở những đối tượng có tiền sử mắc bệnh xương khớp, bệnh càng dễ tái phát. Thời tiết là những yếu tố gây những đáp ứng khác nhau đối với cơ thể. Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh.

Khi chuyển mùa từ trời nóng chuyển lạnh, hoặc trời nồm, số bệnh nhân là người già đến khám tăng đột biến, thường là các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, các bệnh mạn tính về khớp. Ở các cháu nhỏ khi thời tiết thay đổi thường dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên, hay tai mũi họng. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như thấp khớp, ảnh hưởng tới thấp tim.

Bệnh xương khớp là căn bệnh nhiều người mắc phải với tỷ lệ mắc bệnh cao. Hiện nay, bệnh cơ xương khớp không chỉ là căn bệnh của người lớn tuổi mà nó còn xuất hiện ở nhiều đối tượng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, thậm chí cả ở trẻ em. Sở dĩ bệnh cơ xương khớp có chiều hướng ngày càng gia tăng là do lối sống thiếu vận động, tình trạng thừa cân, béo phì và cả thói quen sinh hoạt, làm việc sai tư thế… cũng khiến hệ cơ xương bị ảnh hưởng.

2.2. Thiếu dinh dưỡng – xương khớp bị đe dọa

Viêm khớp thường liên quan đến việc thiếu dinh dưỡng. Ví dụ cân nặng ít, gầy yếu quá thì dễ bị viêm khớp; thừa cân béo phì lại dễ thoái hóa khớp. . Ở người già, khối cơ chuyển thành khối mỡ, nếu yếu cơ thì không “cõng” được trọng lực lớn. Do đó điều quan trọng là ăn đầy đủ cộng với duy trì cân nặng nên có của mỗi người.

Xương khớp của mỗi người đều phải được cung cấp các dưỡng chất cần thiết theo thời gian. Đến lúc bị loãng xương rồi, ở giai đoạn tiền mãn kinh bổ sung thì vẫn chậm. Cho nên từ lúc sinh đã cần phải tích tụ được canxi một cách nghiêm túc. Từ chế độ ăn, bú mẹ lúc đó mẹ đã mất canxi truyền cho con. Do đó cần thiết phải tích canxi từ nhỏ. Đến tuổi trưởng thành thì chỉ cần bổ sung canxi bằng chế độ ăn hoặc viên uống canxi.

Bữa ăn thông thường của người VN hầu như đã đầy đủ và cân đối giữa các chất… Để giúp xương khớp phát triển tốt thì cần bổ sung các thực phẩm giàu cannxi và collagen.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay