Không phải lúc nào ho cũng gây nguy hiểm. Chúng ta cần hiểu rằng ho giúp cơ thể đẩy chất bẩn, làm sạch và thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, ho dai dẳng, ho ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý hô hấp. Bài viết sau đưa ra 10 nguyên nhân thường gặp dẫn đến ho dai dẳng và cách chữa trị đơn giản tại nhà.
9 nguyên nhân thường gặp gây ho
Ho là phản xạ rất thông thường của cơ thể để làm sạch chất nhầy và dị vật có trong đường hô hấp. Ho dưới 3 tuần là ho cấp tính, từ 3 đến 8 tuần là ho bán cấp, còn ho kéo dài trên 8 tuần là ho mạn tính. Một số nguyên nhân dẫn đến ho như sau:
1. Virus
Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho. Khi vi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể qua đường thở sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp. Lúc này, cơ thể kích hoạt hàng rào bảo vệ bằng cách ho để đẩy đờm nhầy cùng vi sinh vật ra ngoài. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần và thường tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, chúng ta cần dùng thêm kháng sinh.
2. Lao phổi
Ho do lao phổi là một nguyên nhân thường bị bỏ qua, nhiều bệnh nhân để đến khi bệnh trở nặng mới bắt đầu điều trị. Nếu người bệnh ho trên 3 tuần đã loại trừ các nguyên nhân do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi hoặc đã dùng kháng sinh mà không giảm ho thì phải nghĩ đến ho lao. Lao phổi có thể gây ho khạc đờm hoặc ho ra máu.
3. Hen suyễn, dị ứng
Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi tiếp xúc với dị nguyên (phấn hoa, lông động vật, khói bụi,…) cơ hô hấp dễ bị kích thích gây sưng phù, co thắt. Hậu quả là làm hẹp đường thở, hạn chế luồng không khí vào trong phổi. Cơn hen thường kèm theo ho, thở khò khè và tức ngực. Ngoài ra, ho hen thường xảy ra vào ban đêm hay sau khi lao động quá sức.
4. Ô nhiễm môi trường
Việt Nam là một trong những nước có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới với nồng độ các loại bụi mịn, bụi siêu mịn và các khí như CO, SO2, NO2 luôn ở mức đáng báo động. Đây là các tác nhân dẫn đến các bệnh lý hô hấp, làm giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen suyễn nặng hơn.
5. Chảy dịch mũi sau
Khi bị nghẹt mũi, chất nhầy không thể thoát ra ngoài sẽ từ mũi chảy ngược xuống cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể gây ho. Nguyên nhân dẫn đến chảy dịch mũi thường là do cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng xoang, dị ứng.
6. Tác dụng phụ của thuốc
Khi dùng một số thuốc điều trị, người bệnh sẽ bị ho mặc dù đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Một số thuốc thường gặp: Thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB) thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nhưng lại có tác dụng phụ là gây ho khan, đặc biệt những bệnh nhân lần đầu sử dụng.
Hai biệt dược điển hình trong nhóm thuốc này là: Zestril (lisinopril), Vasotec (enalapril). Khi ngừng thuốc sẽ hết triệu chứng ho.
7. Hút thuốc lá
Trong thuốc lá và khói thuốc lá có chứa hàng nghìn hóa chất, trong đó có hàng trăm chất gây ung thư. Thuốc lá không chỉ gây hại đến người hút trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến người hít phải khói thuốc (hút thuốc gián tiếp). Phơi nhiễm với thuốc lá lâu ngày sẽ gây ho. Ho do hút thuốc ban đầu xuất hiện không thường xuyên. Tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục hút thuốc, cơn ho sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc kèm theo các triệu chứng như khó thở, tức ngực.
8. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh hô hấp mạn tính do đường thở bị bít tắc. Các triệu chứng thường gặp bao gồm khó thở, ho, khạc đờm nhiều. COPD được chia thành 2 loại: viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển nặng gây bùng phát đợt cấp và nguy hiểm đến tính mạng.
9. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa nhưng lại gây ra triệu chứng ho. Nguyên nhân là do khi acid dịch vị trào ngược lên họng sẽ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp và kích thích phản xạ ho của cơ thể. Quá trình này thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt là khi ngủ.
Cách chữa trị đơn giản tại nhà
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian ho mà người bệnh có thể tự điều trị tại nhà hoặc đến khám tại các cơ sở y tế. Sau đây là một số phương pháp chữa ho đơn giản tại nhà người bệnh nên áp dụng:
1. Uống chanh mật ong
Một cốc nước chanh pha mật ong ấm sẽ làm dịu cổ họng và giảm ho. Theo đông y, quả chanh rất giàu vitamin C, có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Mật ong là vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm cao, giúp phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho rất tốt.
2. Giữ ấm cơ thể
Ho do cúm, cảm lạnh, ho do thay đổi thời tiết (thường là khi giao mùa, trời trở lạnh),… người bệnh cần giữ ấm cơ thể. Đặc biệt là 3 bộ phận: đầu, cổ, bàn chân.
3. Loại bỏ tác nhân gây dị ứng
Đối với những người có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử bị hen, cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá,… Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và mở cửa sổ để lưu thông không khí, tránh ẩm mốc.
4. Sử dụng siro Bổ phế Huta
Siro bổ phế Huta chứa chiết xuất cao lá thường xuân nhập khẩu Pháp kết hợp với mật ong, keo ong Hàn Quốc và 9 loại thảo dược quý trong bài thuốc chữa ho dân gian. Bổ phế Huta được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn WHO-GMP của Tổ chức Y tế thế giới.
Siro có vị bạc hà mật ong thơm ngon, an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi và phụ nữ có thai, cho con bú. Sản phẩm dùng cho người bị ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, người bị đau rát họng và khản tiếng do ho kéo dài.
Kết luận: Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về nguyên nhân gây ho và cách chữa trị đến Quý bạn đọc. Mọi thông tin góp ý vui lòng liên hệ đến Hotline: 0329 271 156.