Những ngày thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của con, làm con ho kéo dài khiến bố mẹ lo lắng. Hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu cách điều trị ho kéo dài cho con ở bài viết sau.
1. Ho là gì?
Ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở.
2. Khi nào dùng thuốc giảm ho
Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho khan (ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm ảnh hưởng ăn, bú, ngủ, chơi sinh hoạt
3. Khi nào không dùng thuốc giảm ho
Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm vì đờm tích tụ làm môi trường cho vi khuẩn nhân lên
Ho ít, húng hắng
4. Các phương pháp giảm ho hiệu quả cho con
4.1. Các phương pháp không dùng thuốc
Trẻ uống nước ấm nhiều ngụm, nhiều lần
Bé đang bú thì cho bú nhiều bữa
Bé lớn có thể xúc miệng nước muối ấm
Bé sơ sinh: Làm thông thoáng mũi bằng nhỏ nước muối ấm hoặc xịt mũiBé sơ sinh: xịt họng để giảm cơn ho khi mới chớm
4.2. Các bài thuốc đông y( thường cho trẻ lớn)
Uống lá hẹ tươi
Dùng 1 lắm là hẹ vừa phải rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Cho thêm một chút mật ong vào cùng lá hẹ và để vào một bát nhỏ hấp cách thủy khoảng 5 – 10 phút. Sau đó giã nhuyễn vắt lấy nước và cho bé uống. Lưu ý, để bé dễ uống có thể pha thêm mật ong nếu cảm thấy vị nước say vẫn còn đắng, khó uống.
Lê tươi và mật ong
Nguyên liệu:
Lê: 1 quả
Mật ong: 3 thìa súp
Thực hiện
Bước 1: Quả lê rửa sạch, dùng dao sắc lưỡi mỏng gọt vỏ rồi cắt phần thịt thành khối vuông vừa phải.
Bước 2: Cho lê vào chén hoặc thố có nắp đậy thêm mật ong vào rồi đem hấp hoặc chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
Bước 3: Khi chín, đem ra ngoài để nguội bớt rồi cho trẻ ăn cả lê và uống nước để giảm ho và đau cổ họng.
Bước 4: Với những trẻ chưa chưa biết nhai hoặc lười nhai, bạn có thể ép lê tươi lấy nước rồi hòa với 1 ít mật ong và cho trẻ uống trực tiếp.
Gừng tươi và Mật ong
Giã nhuyễn gừng và cho vào tách nước nóng. Sau đó cho thêm một thìa mật ong. Sử dụng nước trà gừng để uống vào mỗi buổi sáng giúp làm dịu họng, giảm ho.
Mật ong, chanh tươi và gừng
Gừng gọt vỏ thái lát mỏng, chanh cắt lát đun với 2 ly nước nhỏ, đến khi chỉ còn khoảng 1 ly nước là được. Tiếp đến cho mật ong khuấy đều và sử dụng.
Chanh đào mật ong
Chanh đào rửa qua nước, để khô ráo. Cắt chanh thành từng lát mỏng, cho vào lọ ngâm, đậy đĩa sành sứ lên trên, ngâm trong lọ thủy tinh 3 – 6 tháng.
Khi uống, lấy một muỗng nước chanh đào mật ong cho vào 250 ml nước ấm, uống sáng sớm giúp giảm cơn ho hiệu quả.
4.3. Các nhóm thuốc giảm ho tây y (dùng theo chỉ định của bác sỹ)
- Thuốc giảm ho ngoại biên: Có tác dụng làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp
Glycerol, mật ong chanh đào, các siro đường mía : có tác dụng bảo vệ, bao phủ các thụ cảm thế cảm giác ở họng, hầu
Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho: bạc hà (menthol)
- Thuốc giảm ho trung ương
Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ, nhưng đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp .
- Codein: Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa ( không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai): như Neo-Codion
- Dextromethorphan: tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính ( ít dùng cho trẻ < 2 tuổi) Như: Methopan siro( dùng trẻ trên 6 tháng)
- Thuốc giảm ho kháng Histamin: các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm như. Kèm theo viêm mũi dị ứng, nổi mày đay, ban da, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, các trường hợp bị côn trùng cắn
- Kháng Histamin H1: đi qua hàng rào mạch máu não gây buồn ngủ nên dùng ban đêm: Chlophenirami. Kháng Histamin H2: Deslotaradin, Lotaradin, Aerius,
Hy vọng qua bài viết này mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con tốt hơn.
Các mẹ cần tư vấn về chăm sóc con thì hãy #INBOX cho Dược phẩm Huta để được các Dược sĩ tư vấn nhiệt tình nhé!