Con bị chảy nước mũi xanh có cần dùng kháng sinh không

Nhiều người cho rằng nước mũi xanh ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo nhiễm vi khuẩn cần phải dùng thuốc kháng sinh ngay. Tuy nhiên, điều này không đúng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bạn hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu về viêc con bị chảy nước mũi xanh có cần dùng kháng sinh không?

1. Cách nhận biết màu nước mũi của trẻ

Nước mũi trong suốt, không có màu là hoàn toàn bình thường. Nếu mũi trẻ tiết nhiều nước mũi hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc cảm lạnh nhẹ.
Nước mũi có kết cấu dai có thể kéo thành sợi là dị ứng. Dịch nhầy dạng lỏng là do virut. Dịch nhầy màu trắng cũng có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Nếu dịch nhầy màu trắng trong kéo dài hơn 2 tuần kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Nước mũi màu vàng là do các tế bào bạch cầu đang chống lại nhiễm trùng.
Nước mũi có màu xanh lá cây chứng tỏ là các tế bào bạch cầu đang “làm việc cật lực” để chống lại nhiễm trùng. Nếu dịch nhầy màu xanh lá cây kéo dài hơn 10 ngày, thường là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn, trẻ cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
Nếu dịch nhầy có màu hồng hoặc đỏ, có nghĩa là có máu trong dịch nhầy, nguyên nhân thường là do niêm mạc mũi bị kích thích gây vỡ các mao mạch nhỏ trong mũi.
Dịch nhầy có màu nâu có thể là do chất lượng không khí kém có nhiều bụi bẩn.
Nếu dịch mũi có màu đen là biểu hiện nhiễm nấm hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần phải được điều trị ngay.
Mặc dù nước mũi có thể gây khó chịu, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng với cơ thể. Nó bao bọc các cơ quan bằng một lớp màng bảo vệ, đẩy bụi bẩn ra ngoài và giúp chống lại nhiễm trùng.
Không cần phải quá lo lắng nếu nước mũi của trẻ không màu, trắng hoặc thậm chí màu vàng. Nhưng nếu trẻ bị sổ mũi màu xanh lá cây, đỏ hoặc bất kỳ màu nào khác diễn ra trong hơn 2 tuần, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp viêm tai giữa hoặc viêm xoang do vi khuẩn nhưng lại có nước mũi trong suốt. Đôi khi viêm xoang do virut có thể tiến triển thành viêm xoang do vi khuẩn (do khi niêm mạc mũi xoang đang bị suy yếu, vi khuẩn ngoài môi trường dễ dàng tấn công gây bệnh).
Do đó, điều quan trọng là kiểm tra xem trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virut chứ không phải là nhìn màu sắc của nước mũi.

2. Trẻ bị nước mũi xanh mẹ có cần dùng kháng sinh cho con không?

Nhiều mẹ hay truyền tai nhau, mũi xanh vàng là bội nhiễm rồi, cần dùng kháng sinh luôn cho yên tâm chứ không lan xuống đường hô hấp dưới thì khổ.
Đó là quan niệm sai, vì đó không phải bội nhiễm, mà là miễn dịch tại chỗ đang hoạt động tốt. Và không cần cho con dùng kháng sinh.
Ban đầu khi virus mới xâm nhập thì theo phản xạ tự vệ của hệ miễn dịch tại mũi sẽ tiết ra nhiều dịch để rửa trôi, lượng nước mũi nhiều nên theo phản xạ sẽ chảy ra ngoài, lúc này nước mũi trong.
1-2 ngày sau đó lưu lượng virus vi khuẩn tấn công mạnh thì tín hiệu miễn dịch tại chỗ sẽ đưa nhiều tế bào bạch cầu đến mũi, quá trình “chiến đấu” diễn ra. Bạch cầu chết cùng xác vi khuẩn virus làm dịch mũi chuyển màu vàng xanh, tuỳ từng trường hợp. Lúc này vẫn chưa bội nhiễm.
Nếu chống chọi kém, virus vi khuẩn xâm nhập và bám vào các hốc, thành mũi, cuốn mũi, tạo ra các ổ viêm, phù nề, và bưng mủ, lúc này mới có nguy cơ bội nhiễm.
Mẹ cần phân biệt được nước mũi xanh với ổ bội nhiễm nhầy mủ xanh. Ổ nhầy mủ xanh thường rất hôi, màu đặc trưng, có tính đồng đều. Xác định rõ ràng là nhầy mủ thì mới dùng kháng sinh.

3. Cách mẹ xử trí khi con bị chảy mũi

Con còn nước mũi trong thì mẹ chỉ cần dùng xịt muối biển sâu là được.
Các con dưới 6 tháng thì bác khuyên dùng luôn từ đầu khi phát hiện, cứ các con ốm thì tuổi này sụt cân nhanh.
Chú ý quan sát xem họng con có bị ảnh hưởng không? Vì dịch mũi theo phản xạ nuốt con sẽ nuốt xuống họng làm kích ứng gây ho.
Mẹ cho con ti nhiều lên hoặc uống nhiều nước để duy trì miễn dịch toàn thân từ bên trong.
Giữ được mũi tốt thì ko lo viêm VA và viêm tai giữa đâu nhé mẹ.

4. Lưu ý khi xịt mũi, rửa mũi

Rửa mũi không đúng cách (như dùng xilanh bơm thẳng vào mũi) có thể gây đau mũi và viêm tai giữa. Dịch nhầy mang chất bẩn từ mũi được đẩy thẳng lên ống tai, cộng thêm áp lực cao khi bơm xilanh khiến tai bị viêm nhiễm, mưng mủ.
Để đảm bảo vô trùng và an toàn với niêm mạc mũi xoang, nên dùng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng dạng phun sương để xịt vào mỗi bên mũi. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi Huta có thể dùng cho trẻ em và người lớn. Nước muối biển với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc sẽ giúp hỗ trợ làm sạch, sát khuẩn mũi, giúp đào thải dịch nhầy kèm theo bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, do vậy giúp phòng ngừa và hỗ trợ giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Lọ dung dịch được thiết kế dạng phun sương sẽ giúp dung dịch phun ra nhẹ nhàng, không gây áp lực mạnh cho niêm mạc mũi xoang, đồng thời giúp dung dịch vào sâu trong hốc mũi và phát huy tác dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay