7 tác hại của táo bón kéo dài ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, do các bé lười ăn rau, uống nước và vận động trong những ngày đông giá rét. Khi bị táo bón kéo dài ở trẻ nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân khiến các bé táo bón chính là tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng… Nếu mắc các bệnh này, bé sẽ bị táo bón rất sớm. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp chỉ chiếm 5% trong số các bé bị táo bón.

Nguyên nhân chính và chủ yếu khiến bé táo bón là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cùng với chế độ ăn uống sai lầm như uống ít nước, ăn quá nhiều đạm nhưng ít chất xơ từ rau xanh hay quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hằng ngày. Ngoài ra, nếu đang bú mẹ thì khi mẹ bị táo bón, bé cũng dễ bị mắc táo bón hơn. Với các bé trên 2 tuổi, nếu bị táo bón có thể là do loại sữa của bé chưa phù hợp.

Một số bé có thói quen “nhịn” khi có cảm giác buồn đi vệ sinh. Việc này rất phổ biến khi sẽ bị xáo trộn trong cuộc sống hoặc thay đổi môi trường sống như: bé đi mẫu giáo, bé ở cùng người giúp việc mới… Chính tâm lý lo lắng, sợ hãi đã làm bé sợ luôn cả việc phải đi vệ sinh. Việc nhịn lâu ngày dẫn đến tính trạng táo bón ở bé.

Ngoài ra, nhiều bé ít được bố mẹ cho vận động hoặc ít thể dục thể thao. Nhiều mẹ lầm tưởng bé sơ sinh thì không cần “tập thể dục” nên việc ăn, nằm chiếm đa phần thời gian của bé. Việc này cũng khiến hệ tiêu hóa của bé bị ì trệ đáng kể.

7 tác hại của táo bón gây ra ở trẻ em

7 tác hại của táo bón gây ra ở trẻ em

1. Tích tụ độc tố trong cơ thể

Đi đại tiện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta thải được độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, với những người bị táo bón thường rất khó để đi đại tiện mỗi ngày, khi đó chất độc sẽ còn tồn đọng lại, ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.

2. Mắc trĩ nội, trĩ ngoại

Khi táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh sẽ làm xuất hiện bị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng, vì luôn gắng sức rặn khi đi tiêu làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi tiêu và thường có máu kèm theo phân.

3. Gây nứt kẽ hậu môn

Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Khi gặp biến chứng này trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn. Phân cứng khiến trẻ sơ sinh táo bón phải rặn trong mỗi lần đi đại tiện và gây chảy máu ở hậu môn. Nếu chảy máu nhiều mà không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

4. Cảm giác đau đớn khi đi ngoài

Táo bón kéo dài ở trẻ em gây nên tình trạng đau đớn ở trẻ sơ sinh. Vì bị táo bón nên trẻ rất đau khi đi đại tiện. Chính vì sợ cảm giác đau mà trẻ sợ đi đại tiện, thường nhịn đi đại tiện ngay cả khi trẻ có nhu cầu. Việc nhịn đi đại tiện lâu ngày dẫn đến chứng táo bón ở trẻ. Vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại không có hồi kết.

5. Ảnh hưởng đến da và suy dinh dưỡng

Chất độc tồn đọng trong cơ thể không được tống ra ngoài sẽ gây độc ngược lại, làm ảnh hưởng đến da, trẻ sơ sinh dễ bị rôm sảy, nóng nảy, bứt rứt và khó chịu.
Trẻ sơ sinh ăn uống kém, ăn không ngon, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và khóc nhiều. Việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy hơi chướng bụng. Làm trẻ có cảm giác sợ ăn, lâu ngày dẫn đến trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.

6. Xuất huyết đại tràng

Táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng, lâu ngày dẫn đến xuất huyết trực tràng gây nguy hiểm cho trẻ.

Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn

Khối phân cứng nên gây ra sang chấn, viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn cho nên làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm trùng, áp _xe hậu môn, trực tràng, rò hậu môn sau này ở trẻ.

7. Tắc ruột

Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng nên càng ngày nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, với các biểu hiện như: đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiêu được.

Tăng ứ đọng phân, dịch trong lòng ruột thừa khiến cho trẻ có nguy cơ dễ bị viêm ruột thừa. Mặt khác, khi táo bón dài ngày còn làm cho ruột già bị suy yếu, giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.

Nhuận tràng Huta

 

Để giúp hệ tiêu hóa của con được trơn tru hơn mẹ có thể bổ sung chất xơ hòa tan cho con, với sản phẩm NHUẬN TRÀNG HUTA, được chiết xuất từ thiên nhiên nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm theo đường link : https://hutaphar.com/san-pham/nhuan-trang-huta/. Inbox hoặc gọi điện thoại theo số hotline : 0329.271.156 để được các dược sĩ nhà Huta tư vấn nhiệt tình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay