Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và điều trị thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con rất nhiều. Vì vậy, hôm nay các mẹ hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu 5 cách giúp mẹ nhận biết sớm con bị viêm phổi, để có phương án điều trị kịp thời nhé!
1.Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và khó thở. Thông thường, có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau từ viêm nhẹ, đến viêm phổi nặng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trên 65 tuổi có nhiều bệnh nền, hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm phổi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo nguyên nhân và mục đích phân loại, nhưng nhìn chung hiện nay viêm phổi chủ yếu được phân loại dựa trên nguyên nhân gây viêm phổi và nguồn lây nhiễm bệnh.
2. Phân loại viêm phổi theo nguyên nhân gây bệnh
Viêm phổi do vi khuẩn
Viêm phổi do virus
Viêm phổi do nấm
Viêm phổi do hóa chất
Phân loại viêm phổi theo nguyên nhân lây nhiễm
Viêm phổi bệnh viện
Viêm phổi cộng đồng
3. Năm cách nhận biết trẻ bị viêm phổi.
3.1. Ho, khó thở, con thở nhanh mẹ cần theo dõi nhịp thở:
3.2. Cách đếm nhịp thở của con: hít vào, thở ra được tính là một nhịp. Đếm nhịp thở và quan sát lồng ngực di động theo nhịp thở.
Chỉ số nhịp thở an toàn của con:
- Con dưới 2 tháng: nhịp thở dưới 60 lần/phút
- Con 2-12 tháng: nhịp thở dưới 50 lần/phút
- Con 1-5 tuổi: nhịp thở dưới 40 lần/ phút
3.3. Con thở bất thường, nhịp thở tăng kèm rút lõm lồng ngực.
3.4. Con sốt cao, ti kém hoặc ăn kém, quấy khóc, ho, chảy mũi, cánh mũi phập phồng, thở bằng miệng.
3.5. Con mệt nhiều, li bì, thiếu tỉnh táo, ít chơi
Chỉ cần con có 3/5 biểu hiện này, mẹ phải nghĩ ngay đến việc con có nguy cơ bị viêm phổi do đang viêm nhiễm đường hô hấp trên. Khi đó mẹ cần cho con đi khám luôn.
4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi
Ngay cả khi được điều trị, một số người bị viêm phổi, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể gặp các biến chứng, bao gồm:
Nhiễm trùng huyết
Vi khuẩn xâm nhập vào máu từ phổi có thể lây nhiễm bệnh sang các cơ quan khác, có khả năng gây suy nội tạng.
Suy hô hấp
Nếu bệnh viêm phổi nặng hoặc bạn mắc các bệnh mãn tính về phổi, trẻ có thể khó thở và cần được cung cấp oxy. Bạn có thể phải nhập viện và sử dụng máy thở (máy thở) cho đến khi phổi lành lại.
Tràn dịch màng phổi
Viêm phổi có thể gây ra chất lỏng tích tụ trong không gian mỏng giữa các lớp mô lót phổi và khoang ngực (màng phổi). Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi tăng lên gây khó thở, bạn có thể cần phải được chọc hút hoặc dẫn lưu dịch.
Áp xe phổi
Áp xe xảy ra nếu mủ hình thành trong một khoang trong phổi. Áp xe thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đôi khi, phẫu thuật hoặc dẫn lưu bằng kim hoặc ống dài đặt vào ổ áp xe là cần thiết để loại bỏ mủ.
5. Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng bệnh viêm phổi cho trẻ.
Giữ ấm cơ thể cho con.
Cho con ti mẹ càng nhiều càng tốt để tăng đề kháng từ mẹ. Uống đủ nước đối với con lớn hơn.
Dinh dưỡng đầy đủ, cho con ăn thức ăn dễ tiêu, ăn lỏng, chia nhiều bữa.
Vệ sinh mũi cho con, chăm sóc mũi bằng cách nhỏ hoặc xịt nước muối.
Vệ sinh họng và chăm sóc họng cho con, thường con sẽ bị viêm hô hấp trên xong mới viêm phổi. Nên chăm sóc họng rất quan trọng.
Tiêm phòng đầy đủ: phế cầu, sởi, cúm, 6in1 tạo kháng thể chủ động.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con tốt hơn, giúp con phát triển toàn diện hơn.