3 cách xử lý con ho đêm

Ho về đêm rất ám ảnh, có khi ngày con chẳng ho nhiều con ho về sáng con đỡ, có những con ho sù sụ cả đêm chẳng ngủ được. Con bị vậy làm cả nhà lo lắng và mệt mỏi. Hãy cùng Dược phẩn Huta tìm hiểu 3 cách xử lý con ho đêm ở bài viết sau.

1. Cách xử lý con ho đêm:

1.1. Ho mãi không vào được giấc ngủ:

Mẹ mặc thoáng cho con, giữ phòng thoáng sạch

Con cho con ti trước khi đến cữ ngủ, để họng con dịu hơn, hoặc cho con uống ít nước ấm (với con lớn)

Con lớn: Nếu con ho thì trước giờ ngủ của con 1-2h cho con dùng Bổ phế Huta. Bổ phế Huta với chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Cao lá thường xuân, Cao mạch môn, gừng, xuyên bối mẫu, bạch bộ, ô mai, cam thảo, bạc hà, húng chanh,.. Giúp bổ phế, hỗ trợ hạn chế ho nhiều.

Con nhỏ: Mẹ nên vệ sinh mũi cho con trước khi đi ngủ với sản phẩm xịt mũi biển sâu Baby Care Huta. Với thành phần từ thiên nhiên như Nano bạc, Tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà,… giúp làm sạch mũi hằng ngày, giúp lấy đi bụi bẩn, dịch nhầy trong mũi, giúp giảm sung huyết mũi.

Khi con vào giấc ngủ rồi, chú ý việc đổ mồ hôi của con: con ra mồ hôi lưng dễ làm con thức giấc và ho lại, cùng nguy cơ thấm ngược dễ gây viêm phổi. Vì vậy mẹ cần mặc áo quần thoáng  mát và để ý nhiệt độ phòng cho con.

1.2. Con ngủ rồi nhưng thức giấc giữa đêm ho sặc sụa:

Cơn ho này là stress nhất, vì ho xong con khó ngủ lại. Để giúp con cắt cơn ho mẹ có thể thử các cách sau:

Trong cơn ho của con: Con lớn thì mẹ cho con uống ít nước ấm cho đỡ khô họng, con nhỏ thì mẹ cố gắng ít nhiều cho con ti để dịu họng.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng thêm xịt họng Hosa giúp con kiểm soát cơn ho. Xịt họng hosa với thành phần xuyên tâm liên, Đinh hương, cam thảo, tía tô, bạc hà, gừng giúp làm giảm các triệu chứng: ho, ngứa họng, đau họng, viêm họng,..

Con cắt cơn ho xong mẹ cho con uống lại 1 ít nước hoặc ti để con dễ ngù lại hơn.

1.3.  Con ho sặc sụa kèm nôn:

Cơn ho này là nỗi kinh hoàng của cả mẹ và con, có khi ngày nào cũng phải thay ga và đệm làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, khi con bị vậy mẹ nên:

Ngoài dùng thuốc ho và xịt họng trước khi đi ngủ, thì mẹ dùng thêm thuốc chống trào ngược để ổn định dạ dày cho con: có thể dùng: Nexium 10mg, simeticon, Coli,… hợp loại nào dùng loại đó.

Lúc cơn ho tới thì mẹ xịt họng cho con để làm dịu họng cho con, tránh họng bị kích ứng gây nôn.

Cơ chế là: giảm kích ứng tại họng và ổn định dạ dày để tình trạng nôn của con là ít nhất. Chứ chưa chắc làm thế này là con sẽ 100% không nôn nữa. Nhưng giảm được tần suất là cũng vui rồi.

Vẫn phải chú ý đến mồ hôi, mặc thoáng, độ thoáng của phòng ngủ.

2. Lưu ý khác khi chăm sóc trẻ

Để chăm sóc trẻ ho về đêm, cha mẹ nên lưu ý:

Cho bé ăn cháo loãng, các món dễ tiêu, hạn chế những thức ăn kích thích gây ho nhiều như tôm, cua, ghẹ,…;

Giữ bé tránh xa những môi trường ô nhiễm khói thuốc, bụi đường, phấn hoa, lông thú vật,…;

Khi trẻ ngủ, nên kê cao gối của bé. Giữ đầu và vai cao hơn thân mình để ngăn ngừa đờm nhớt, nước mũi chảy xuống họng;

Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, nên định kỳ thay chăn, ga, gối, đệm cho bé. Đây là lưu ý rất quan trọng với những trẻ bị viêm xoang. Hen suyễn hoặc cơ địa dễ dị ứng;

Massage nhẹ nhàng cho trẻ để bé thư giãn, giảm ho, dễ đi vào giấc ngủ hơn;

Giữ ấm cơ thể bé khi con ngủ. Không để hở bụng, hở cổ, gan bàn chân…tránh bé bị nhiễm lạnh gây ho nhiều. Có thể xoa dầu tràm vào gan bàn chân của bé hoặc đi tất cho bé để giữ ấm cơ thể.

Hy vọng qua bài viết “3 cách xử lý con ho đêm” bố mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm hay để chăm sóc con. Ngoài ra, bố mẹ nào có thêm cách hay thì inbox cho Dược sĩ Huta biết với nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay