Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh trĩ bạn nên biết

Trĩ là một bệnh lý rất phổ biến ở tuổi sau 30, đặc biệt những người làm việc văn phòng. Vì đây là bệnh lý của vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám cho đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch chân.
Trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở nước ta với tỷ lệ 35-50% – theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Do vậy, hiểu đúng về bệnh trĩ giúp phòng ngừa, điều trị dứt điểm và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội hoặc dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.
  • Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược (là đường hình răng cưa, ranh giới giữa lớp trong cùng (biểu mô) của hậu môn và trực tràng. Vì trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy và chỉ phát hiện khi đi tiêu ra máu. Khi trĩ to lên, bệnh nhân đi tiêu sẽ lòi trĩ.
  • Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi.

2. Các cấp độ trĩ:

Dựa vào sự tiến triển của trĩ nội, bác sĩ có thể phân các cấp độ của bệnh trĩ nội như sau:
Trĩ độ 1: Giai đoạn này, trĩ mới ở mức độ nhẹ nhất, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa bị lòi ra ngoài.
Trĩ độ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi đại tiện, có thể tự chui vào sau đi tiêu.
Trĩ độ 3: Giai đoạn này, búi trĩ lòi ra ngoài khi đi tiêu và cần phải dùng tay đẩy vào sau khi đi tiêu.
Trĩ độ 4: Đây là giai đoạn trĩ nặng, búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh không đi tiêu, như khi ngồi xổm, làm việc nặng hoặc đi lại nhiều. Lúc này trĩ gây nhiều khó khăn cho việc đại tiện và sinh hoạt.

3. Nguyên nhân bị bệnh trĩ

Ngồi nhiều, ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng
Uống ít nước
Uống rượu bia
Hay ăn đồ cay nóng
Chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ
Mắc bệnh béo phì
Phụ nữ mang thai
Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
Hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Thói quen ngồi bồn cầu lâu hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện
U vùng tiểu khung như u đại trực tràng, u xơ tử cung…

4. Các biểu hiện người bị bệnh trĩ

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu, khi trĩ nặng có thể xuất hiện ngoài hậu môn thường xuyên.
Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt gây sưng đau
Đại tiện bị chảy máu nhưng không đau. Tùy mức độ chảy máu, bệnh nhân có thể chỉ thấy máu thấm giấy vệ sinh, hoặc nhỏ giọt hay máu bắn thành tia, càng rặn thì càng chảy nhiều máu.
Thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa hậu môn. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng bị nhiễm giun kim.
Khó chịu, đau rát hậu môn tăng dần theo sự tiến triển của búi trĩ.

5. Các biến chứng phổ biến nhất của trĩ:

Thiếu máu:

Thường xuyên chảy máu hậu môn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn, suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng thiếu máu mãn làm người bệnh luôn trong trạng thái kiệt sức, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể cần truyền máu hoặc nhập viện điều trị. Đặc biệt, xuất huyết do trĩ ở nam giới thường nghiêm trọng hơn nữ. Nguyên nhân là do đường hậu môn ở nữ không sâu, trĩ nội sớm lòi ra ngoài, giúp phát hiện và điều trị sớm. Trong khi đó, đường hậu môn ở nam giới sâu hơn nên khó phát hiện, một khi tiêu ra máu thì búi trĩ đã rất to, mất máu nhiều và khó điều trị.

Trĩ sa nghẹt:

Búi trĩ thò ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong có thể gây tắc các mạch máu. Bệnh nhân thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ, không thể dùng tay đẩy vào do rất đau. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.

Tắc mạch

Cục máu đông rất dễ hình thành trong mạch máu của búi trĩ khi tình trạng máu lưu thông bị ứ trệ. Biến chứng này gây đau, và tình trạng nặng sẽ hơn khi có hoại tử.

Viêm loét, nhiễm trùng

Có thể viêm da quanh hậu môn, viêm nhú hoặc viêm khe gây ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn. Nhiễm trùng xảy ra khi có loét hoặc hoại tử búi trĩ, làm vết thương tiếp xúc với phân chứa lượng lớn vi trùng.)

Ung thư đại trực tràng

Một cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 10 năm (2000 – 2010) trên quy mô lớn của Đại học Y Khoa Đài Trung (Đài Loan) đã chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa trĩ và ung thư đại trực tràng: Người mắc bệnh trĩ có nguy cơ ung thư đại trực tràng gấp 2,9 lần người bình thường hoặc người mắc các bệnh lý khác; điều trị trĩ giúp giảm 50% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, khi bị trĩ bạn nên sử dụng sả phẩm COTRI HUTA giúp giảm đau sưng búi trĩ. 
Gel Cotri Huta tác động trực tiếp vào búi trĩ, giúp giảm tình trạng chảy máu, đau rát, khó chịu do trĩ gây ra 
Gel Cotri Huta được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như lô hội, hạt dẻ ngựa, trà xanh, vỏ thông đỏ nên rất an toàn và lành tính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay